Cây Sa nhân tím hiện có mấy loại, cách phân biệt các loại

Cây Sa nhân tím hiện có mấy loại, cách phân biệt các loại. Xin chào các bạn trong những ngày vừa qua có rất nhiều khách hàng gọi điện hỏi chúng tôi mua cây giống sa nhân tím, nhưng không biết chọn loại nào, vì trên thị trường hiện nay có quá nhiều cơ sở mỗi cơ sở đều nói cây này tốt cây kia không tốt. Hôm nay chúng tôi cùng các bạn đi tìm hiểu về các loại giống có mấu loại và phân biệt các loại này như thể nào.

Cây Sa nhân tím hiện có mấy loại

Theo kinh của chúng tôi, và cũng theo các nhà khoa học thì hiện nay trên thị trường hiện nay chỉ có duy nhất 1 loại giống sa nhân tím.

Tên thường gọi: Xuân sa, Dương xuân sa, Mé tré bà, Co nẻnh (Thái), Mác nẻnh (Tày), Sa ngần (Dao)…

Tên khoa học: Amomum xanthioides Wall.

Họ khoa học: Gừng (Zingiberaceae).

Dược liệu là quả gần chín phơi hay sấy khô của cây Sa nhân. Vì hạt trông giống hạt sỏi, do đó có tên Sa nhân (Sa là cát, sỏi).

Cây Sa nhân tím hiện có mấy loại
Cây Sa nhân tím hiện có mấy loại

Đặc điểm phân loại và nhận biết cây giống sa nhân tím

Sa nhân tím là cây thảo, cao 1 – 2m, thân rễ nhỏ, mọc bò ngang trên mặt đất. Lá mọc so le, màu xanh thẫm, phiến hình mác rộng, mặt trên nhẵn bóng, đầu lá nhọn. Hoa màu trắng đốm vàng tía, mọc thành chum sát gốc. Quả nang hình cầu, có gai mềm, lúc chín có màu đỏ nâu, trong chứa 3 mảnh hạt.

Sa nhân tím là cây thân thảo sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc lá hình nêm, mép nguyên, cuống lá dài 5-10mm. Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông, có 5 –  7 hoa màu trắng. Quả hình cầu màu tím, đường kính 1,3-3cm, mặt ngoài có gai ngắn, chia 3 ô. Hạt có áo đa dạng, đường kính 3-4 mm. Mùa hoa quả gần như quanh năm.

Sa nhân tím là cây ưa ẩm, chịu bóng và ưa sáng trong trường hợp mọc thành những quần thể lớn thuần loài trên đất sau nương rẫy. Cây Sa nhân tím có khả năng tái sinh vô tính khỏe, ngoài ra còn tái sinh tự nhiên từ hạt. Hạt có tỷ lệ nẩy mầm cao, khi cây con được 3-4 tháng tuổi bắt đầu vào thời kỳ sinh trưởng mạnh. Theo những con số thống kê chưa đầy đủ, hàng năm có thể khai thác từ vài trăm tấn đến 1000 tấn quả sa nhân khô và chủ yếu dành cho xuất khẩu. Trồng Sa nhân trên đất rừng góp phần phủ xanh đồi núi và chống xói mòn có hiệu quả.

Trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực nhiệt đới Đông Nam và Nam Á. Ở Việt Nam, Sa nhân có khoảng 30 loài phân bố tập trung nhất ở các tỉnh Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc: Đắc Lắc, Gia Lai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình…

Đặc điểm phân loại và nhận biết cây giống sa nhân tím
Đặc điểm phân loại và nhận biết cây giống sa nhân tím

Thành phẩn hóa học của quả Sa nhân tím:

Quả Sa nhân tím chứa tinh đầu với hàm lượng khoảng 0,65%. Thành phần tinh dầu gồm A pinen, Camphor; P pinen, Caren-3 và Iimonen-borneol…

Công dụng của quả Sa nhân tím:

Quả Sa nhân tím vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng tán hàn, tán thấp, hành khí, khai vị, tiêu thực, kích thích tiêu hóa.

Các bạn có nhu cầu mua cây giống Sa nhân tím hãy liên hệ: 0764 456 123

Địa chỉ: Trung tâm cây giống tam đảo, Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *