Cây đỗ trọng hỗ trợ điều trị động thai

Động thai (hay còn gọi là dọa sảy thai) là dấu hiệu âm đạo xuất hiện một ít máu kèm theo mỏi vai, đau bụng hoặc bụng dưới trương lên. Hiện tượng này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu của thai kỳ. Để hỗ trợ điều trị tình trạng động thai, người ta thường biết đến bài thuốc từ cây đỗ trọng.

đặc điểm cây đỗ trọng
đặc điểm cây đỗ trọng

Đặc điểm cây đỗ trọng

Đỗ trọng là loại thực vật thân gỗ sống lâu năm, cây rụng lá hằng năm. Chiều cao từ 15 – 20m, thân có đường kính khoảng 30 – 50cm. Vỏ đỗ trọng có màu xám, tán cây hình tròn và cành mọc chếch. Lá và vỏ thân có chứa mủ trắng, khi bẻ đôi sẽ thấy mủ trắng kéo sợi như tơ. Lá mọc so le, phiến có hình trứng, đuôi nhọn và cuống hơi bầu. Mặt lá nhẵn bóng, có màu xanh đậm và mép có răng cưa nhẹ.

Hoa của cây thường ra trước lá hoặc ra cùng lúc với hoa, hoa cái có hai nhị, hoa đực mọc thành chùm (thường dùng để làm thuốc). Quả có cánh mỏng dẹt bao phủ, ở bên trong có chứa một hạt. Cây ra hoa vào tháng 3 – 5 hằng năm và ra quả vào tháng 7 – 9.

Phân bố cây đỗ trọng

Cây đỗ trọng phân bố nhiều ở Trung Quốc. Và ở nước ta loại cây dược liệu này cũng mọc hoang dại ở khu vực đồi núi phía bắc, ngoài ra cây còn được trồng ở nhiều nơi.

Bộ phận được sử dụng

Phần vỏ cây đỗ trọng sẽ được sử dụng để làm dược liệu

Thu hái và chế biến

Thu hoạch vỏ đỗ trọng vào mùa hè, dùng dao cứa nhẹ vào vỏ cây thành từng đoạn ngắn. Sau đó sử dụng dao rạch dọc để bóc vỏ ra khỏi thân. Khi thu hoạch, chỉ nên bóc 1/3 vỏ thân để cây có thể tiếp tục phát triển và cho dược liệu vào những năm kế tiếp.

Sau khi thu hái về đem luộc với nước sôi để làm mềm vỏ, rồi lót rơm xuống nền phẳng, trải vỏ đỗ trọng lên trên ép cho bằng phẳng. Ép trong khoảng 1 tuần để nhựa mủ chảy ra và vỏ chuyển dần sang tím là được. Mang vỏ đó ra phơi khô rồi cạo bỏ lớp sần bên ngoài và cắt thành từng miếng vừa dùng.

Bảo quản

Để dược liệu ở nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt

Tính vị – quy kinh

Dược liệu có vị ngọt, hơi cay, tính ôn

Quy vào kinh thận và can

Sử dụng cây đỗ trọng hỗ trợ điều trị động thai

Chuẩn bị: 4g cam thảo, 6g trần bì, 12g đỗ trọng, 8g đương quy, 12g thục địa, 12g bạch thược, 16g đảng sâm

Thực hiện: Mang các dược liệu đi rửa sạch, sau đó cho vào ấm sắc lấy nước uống.

vỏ cây đỗ trọng
vỏ cây đỗ trọng

Tham khảo thêm: Cây đỗ trọng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *