Đặc điểm và công dụng của cây bạc thau

Cây bạc thau mọc hoang dại rất nhiều ngoài tự nhiên và nó đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị tình trạng bí tiểu, sốt rét, mụn nhọt, viêm phế quản, ho, lở ngứa… Tuy nhiên, rất nhiều người còn chưa biết đến loại cây này và những công dụng mà nó đem lại là gì? Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ những thông tin và lợi ích từ cây bạc thau, mọi người cùng tìm hiểu ngay nhé!

đặc điểm cây bạc thau
đặc điểm cây bạc thau

Giới thiệu cây bạc thau

Cây bạc thau còn được biết đến với những tên gọi khác là bạc sau, thau bạc, bạch hạc đằng, Thảo bạc (miền Nam), Pác Túi (Tày), Chấp miên đằng (Tuệ Tĩnh)

Tên khoa học: Argryeria acuta Lour.

Thuộc họ bìm bìm – Convolvulaceae

Đặc điểm cây bạc thau

Cây Bạc thau là một loại cây thuốc quý, mọc leo. Trên thân có nhiều lông màu trắng nhạt, áp sát vào thân. Lá hình bầu dục, đầu lá nhọn, phía cuống hơi hình tim, có chiều rộng khoảng 6 cm, có chiều dài khoảng 10cm. Lá có mặt trên nhẵn, mặt dưới của lá có nhiều lông mịn, bóng ánh như bạc. Chính vì thế, dược liệu có tên là Bạc sau. Sau đọc chệch thành Bạc thau. Phần cuống có lông mịn dài khoảng 2 – 6cm, xuất hiện với màu trắng.

Dược liệu có hoa màu trắng, mặt trong có lông mịn. Chúng mọc thành đầu hoặc tán ở đầu cành. Dược liệu có quả mọng chín hình cầu, có màu đỏ, có đường kính khoảng 8mm. Quả được bao bọc bởi lá đài, mặt trong của quả có màu đỏ. Có 2 – 4 hạt màu nâu xuất hiện với hình trứng, hơi ba cạnh, có chiều dài khoảng 5mm, tễ hình tim.

Phân bố cây bạc thau

Cây bạc thau mọc hoang dại ở những nơi như trên đồi, bờ rào, bãi đất trống, trong rừng… Ở nước ta, cây bạc thau phân bố chủ yếu ở những tỉnh miền núi phía bắc, chúng móc dại rất nhiều nên hầu hết ai cũng biết đến loại cây này.

Bộ phận sử dụng

Lá và cành bạc thau sẽ được thu hái để làm dược liệu

Thu hái và chế biến 

Dược liệu sẽ được thu hái quanh năm, sau khi thu hái về mang đi rửa sạch. Có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô đều được.

Bảo quản

Để sử dụng được lâu dài chúng ta cần bảo quản nơi khô giáo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

công dụng cây bạc thau
công dụng cây bạc thau

Tác dụng cây bạc thau

Theo Đông y, bạc thau có tính mát, vị đắng, hơi cay và chua. Cây có tác dụng điều kinh, lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu, thư cân hoạt lạc, tiêu đờm, nhuận phế, chỉ khái.
Vậy cây bạc thau chữa bệnh gì? Trong dân gian Việt Nam, bạc thau thường được dùng để làm thuốc hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, rong kinh, bí tiểu tiện, rát buốt, tiểu ít, màu nước tiểu đục. Ngoài ra, cây bạc thau còn dùng trong hỗ trợ điều trị lở ngứa, mụn nhọt, sát khuẩn, giải độc, viêm phế quản và sốt rét cũng rất hiệu quả.
Người ta thường dùng cây bạc thau tươi, giã nát ra đắp lên những nơi bị gãy xương hoặc đắp lên mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Bên cạnh đó, người ta hay dùng bạc thau phơi khô để hỗ trợ điều trị ho đặc biệt là cho trẻ em.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), bạc sau được dùng bằng cách lấy toàn cây để trị ho, nhức mỏi chân tay, viêm thận thuỷ thũng hay dùng ngoài trị độc do giang mai.
Theo y học hiện đại, cây bạc thau có tác dụng:

  • Sát trùng
  • Tiêu viêm
  • Thanh nhiệt cơ thể
  • Giải độc
  • Lợi thủy.

XEM THÊM: Tỳ giải hỗ trợ điều trị ngứa ngoài da

 

“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *