Tỳ giải hỗ trợ điều trị ngứa ngoài da

Ngứa ngoài da là một trong những bệnh da liễu rất phổ biến, bệnh lý này gây cảm giác ngứa ngáy, bứt dứt rất khó chịu. Chính vì thế mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hàng ngày. Để hỗ trợ điều trị ngứa, bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến mọi người bài thuốc từ dược liệu tỳ giải. Đây là một trong những vị thuốc thảo dược tự nhiên đem đến rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe nên được người dân ứng dụng rất nhiều.

dược liệu tỳ giải
dược liệu tỳ giải

Tỳ giải là gì?

Dược liệu tỳ giải chính là phần củ rễ của cây tỳ giải, các cạnh của củ không đều nhau, độ dày chừng 2 – 5mm. Phía ngoài vỏ màu vàng, hơi nâu, có rễ nhỏ mọc rải rác xung quanh. Củ cứng, chất bột, vị đắng. Mặt cắt bên trong màu trắng, hơi xám hoặc nâu xám, có bó mạch màu nâu vàng nằm rải rác.

Tỳ giải mọc ở đâu?

Cây tỳ giải có nguồn gốc ở Trung Quốc, chủ yếu là các tỉnh giáp với miền Bắc Việt Nam như Vân Nam, Quảng Đông hay Quảng Tây.

Hiện nay, loại tỳ giải giống Trung Quốc chưa được tìm thấy ở Việt Nam. Nước ta chủ yếu khai thác tỳ giải là các cây thuộc họ củ nâu. Dược liệu được sử dụng trong nước và phục vụ cho mục đích xuất khẩu.

Vị thuốc tỳ giải

Tính vị

Tính bình, vị đắng

Quy kinh

Tỳ giải có thể tác động vào 2 kinh, gồm kinh Can và kinh Vị

Tác dụng dược lý

Y học cổ truyền cho rằng, tỳ giải có tác dụng khu phong, trừ thấp, hỏa trọc, hành huyết ứ, lợi tiểu.

Chủ trị

  • Tiểu buốt, tiểu dắt, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu đục, lắng cặn
  • Viêm bàng quang, viêm tiết niệu
  • Đau nhức xương khớp và tay chân do phong hàn thấp tỳ
  • Mụn nhọt
  • Sỏi đường tiết niệu
  • Phong tê thấp
  • Bệnh gút, gai cột sống khi dùng chung với một số dược liệu

Sử dụng tỳ giải có độc không?

Rất nhiều người đang bă khoăn không biết tỳ giải có độc không? Chất saponin trong tỳ giải khi sử dụng với liều cao kéo dài có thể gây phá vỡ hồng cầu và dẫn đến nhiều tác dụng phụ bất thường như: Say, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu lỏng, choáng váng đầu óc. Bên cạnh đó, một số trường hợp cơ địa quá mẫn có thể bị dị ứng với tỳ giải. Chính vì vậy, để đảm bảo nhất chúng ta nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng nhé!

Sử dụng tỳ giải hỗ trợ điều trị ngứa ngoài da

Chuẩn bị: 20g tỳ giải, bạch tiên bì và uy linh tiên mỗi loại 12g, ké đầu ngựa và kim ngân mỗi vị 16g, thổ phục linh 32g, cam thảo 6g.

Thực hiện: Mang các vị thuốc trên đi rửa sạch, sau đó sắc lấy nước uống trong ngày. Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang đến khi hết ngứa.

Tỳ giải hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 20g tỳ giải; 2,4g bách chiểu; 2g cam thảo; 2,4g xuyên quy; 20g hà thủ ô, 2,4g nghiệt bì; 2,4g hồ ma; 1,2g hồng hoa, 20g bạch hành; 1,8g khương hoạt; 20g hồi thảo; 6g quy bản; 2,4g mã kế; 2,4g thạch xương bồ; 2,4g mọc thông; 1,8g xuyên tiêu.

Thực hiện: Mang các vị thuốc trên rửa sạch sau đó cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày.

tỳ giải hỗ trợ điều trị ngứa ngoài da
tỳ giải hỗ trợ điều trị ngứa ngoài da

Ai không nên sử dụng tỳ giải?

Tỳ giải đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai sử dụng cũng tốt và những đối tượng sau không nên sử dụng tỳ giải: Người bị gầy mệt, mồ hôi trộm, nóng trong người, lòng bàn tay bàn chân nóng, hoa mắt, chóng mặt thì không được dùng tỳ giải.

 

XEM THÊM: Địa chỉ bán dược liệu tỳ giải chất lượng cao

“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *