Bài thuốc trị sạn đường mật từ cây Mỏ quạ

Bài thuốc trị sạn đường mật từ cây Mỏ quạ. Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch. Cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát…Sau đây là một số bài thuốc có sử dụng cây mỏ quạ trị sạn đường mật cho độc giả tham khảo.

>>>Xem thêm: Hỗ trợ điều trị Phụ nữ bế kinh từ cây Mỏ quạ

Sạn đường mật là gì?

Sạn mật hay sỏi mật là sự xuất hiện của một hoặc nhiều viên sỏi có kích cỡ khác nhau trong túi mật, ống mật chủ và trong gan.

Sạn mật có thể chia thành 3 loại theo thành phần chính:

– Sạn cholesterol: Là dạng sạn mật phổ biến nhất, có thể ở dạng bùn  hoặc dạng viên. Đa phần sạn cholesterol sẽ nằm trong túi mật. Một số ít trường hợp chúng có thể lọt vào ống mật chủ.

– Sạn bilirubin (sạn sắc tố): Nguyên nhân gây sạn bilirubin chủ yếu do nhiễm khuẩn, viêm đường mật. Do vậy chúng thường xuất hiện ở các đường dẫn mật trong gan và ống mật chủ.

– Sạn hỗn hợp: Là sự kết hợp của cholesterol và bilirubin.

Ở các nước phương Tây, tỷ lệ bị sạn bilirubin rất thấp. Nhưng ở Việt Nam, tỷ lệ này sẽ cao hơn do người Việt dễ nhiễm các loại giun sán.

trị sạn đường mật từ cây mỏ quạ
Sạn đường mật ở Việt Nam chủ yếu do giun sán

Nguyên nhân sạn túi mật, sạn mật

Có rất nhiều nguyên nhân sạn túi mật, sạn mật được hình thành. Đầu tiên là do sự mất cân bằng của các thành phần có trong dịch mật, chẳng hạn như quá nhiều bilirubin, cholesterol, hoặc ít acid mật. Thứ hai là do dịch mật bị ứ trệ kéo dài, thường gặp ở những người ăn kiêng hoàn toàn chất béo, dị tật bẩm sinh đường mật. Thứ ba là nhiễm trùng dịch mật do các loại giun sán từ đường tiêu hóa lạc chỗ vào đường mật.

Tình trạng túi mật có sạn phổ biến hơn ở nữ giới, đặc biệt là ở những đối tượng dư cân, mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai đường uống. Có sự chênh lệch này là do phụ nữ có estrogen, sự gia tăng nồng độ hormon này sẽ làm gan tăng sản xuất cholesterol và giảm co bóp của túi mật.

Dấu hiệu, triệu chứng khi bị sạn mật

Triệu chứng sạn mật, sạn túi mật thường khá mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn với bệnh dạ dày. Trong trường hợp sạn gây biến chứng, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như đau hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu.

Đau do sạn trong túi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn nhiều chất béo, ban đêm. Cơn đau có thể kéo dài 1- 5 tiếng, thậm chí trên 8 tiếng, kèm theo các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, run kèm theo ớn lạnh, nhịp tim tăng, ói mửa, vàng da, hoặc vàng tròng trắng của mắt, ngứa da, tiêu chảy, rối loạn tâm thần…

Điều trị sạn đường mật bằng Đông y

Các chuyên gia y tế cho biết, sạn mật khó trị triệt để do dễ tái phát. Tuy nhiên, với sự kết hợp đồng bộ từ nhiều giải pháp như chế độ ăn, tập luyện và sử dụng thêm các bài thuốc bổ trợ điều trị sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi căn bệnh sạn mật hay sạn túi mật này. Trong đó, các bài thuốc Đông y luôn là lựa chọn an toàn cho người bị sạn túi mật.

Không phải ngẫu nhiên mà đông y lại được nhiều bệnh ưu tiên lựa chọn để chữa sỏi túi mật. Với lợi thế tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, các bài thuốc đông y không chỉ giúp bài sỏi an toàn, hiệu quả mà còn giúp làm giảm các triệu chứng đau, đầy trướng bụng, khó tiêu, chán ăn, nôn, sốt do bệnh sỏi túi mật và ngăn ngừa tái phát sỏi sau điều trị.

Bài thuốc chữa trị sạn đường mật từ cây Mỏ quạ

Cây Mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch. Cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát.

trị sạn đường mật từ cây mỏ quạ
Cây Mỏ quạ là vị thuốc quan trọng trong bài thuốc trị sạn đường mật
Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch. Cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có vị đắng, tính mát…STheo y học cổ truyền, rễ mỏ quạ là dược liệu có vị đắng, tính mát; quy vào kinh phế; tác dụng khử phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích, bế kinh, phong thấp. Rễ được dùng trị đau nhức lưng gối, ho ra máu, bế kinh, vàng da và ung độc. Lá mỏ quạ dùng trong các bài thuốc chữa vết thương phần mềm.

Bài thuốc

Chuẩn bị: Uất kim 12g, trần bì 30g, kim tiền thảo 30g, xuyên quân 10g, mỏ quạ 15g.

Thực hiện: Sắc uống hàng ngày thay nước trà có thể giúp chữa trị sạn đường mật.

Lưu ý khi sử dụng Mỏ quạ gai

Phụ nữ có thai không được dùng mỏ quạ gai. Ngoài ra, tránh nhầm lẫn cây mỏ quạ quả mà bà con một số vùng gọi là dây mỏ quạ to, mộc tiền to, cây này hay gặp ở rừng thưa. Loại mỏ quạ này, là loài dây leo phụ sinh, thường ký sinh trên cây cổ thụ, có mủ trắng, thân không lông, mịn, đỏ và trăng trắng lúc khô. Cây này cũng được sử dụng làm thuốc, dân gian dùng làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể dùng thay thế cho rễ hoặc đem ngâm rượu để trị đau nhức xương khớp.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *