Hỗ trợ điều trị Phụ nữ bế kinh từ cây mỏ quạ

Hỗ trợ điều trị Phụ nữ bế kinh từ cây mỏ quạ. Rất nhiều chị em mắc phải tình trạng bế kinh nhưng không biết vì thiếu kiến thức. Hiểu rõ bệnh lý này có thể giúp chị em chủ động phòng tránh cũng như hạn chế tác các tác hại của nó.

>>>Xem thêm: Mỏ quạ gai hỗ trợ trị chấn thương

Bế kinh là gì?

Bế kinh hay còn còn là mất kinh hoặc tắc kinh. Nó là tên gọi trường hợp cụ thể của rối loạn kinh nguyệt. Khái niệm này chỉ những người có kinh được một thời gian rồi lại biến mất (dù chưa đến tuổi mãn kinh). Thường thì những trường hợp mất kinh từ 3 tháng liên tiếp trở lên sẽ được xếp vào loại bế kinh.

Tình trạng này khác nhau ở mỗi người. Nguyên nhân chính yếu là do cơ địa. Có người bị mất kinh trong 3 tháng. Có người mất trong 6 tháng. Cũng có người mất kinh đến 1 năm hoặc hơn. Một vài người sẽ gặp tình trạng mất kinh lặp đi lặp lại cho đến tuổi mãn kinh.

mỏ quạ trị bế kinh
Bế kinh gây ra nhiều nguy hại cho chị em phụ nữ

Triệu chứng và tác hại của bế kinh

Bế kinh, suy cho cùng là do rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể. Do đó, bên cạnh các biến đổi bên trong, tình trạng này còn biểu hiện qua ngoại hình, da, lông và tóc.

Tác động biểu hiện ra bên ngoài:

Da bị nám và khô. Một trong những dấu hiệu ban đầu cho biết chị em sắp bị tắc kinh là sự xuất hiện của các mảng nhỏ bị sạm màu trên da mặt. Đôi lúc, biểu hiện này chỉ là vấn đề của da nên nhiều chị em bỏ qua và không nghĩ là kinh nguyệt của mình đang sắp gặp vấn đề lớn.

Tăng cân: Đây vừa là biểu hiện vừa là nguyên nhân gây mất kinh. Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có hàm lượng chất béo cao sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của nội tiết tố nữ. Nó khiến kinh nguyệt không ổn định và cuối cùng là mất kinh.

Rụng lông: Những phụ nữ mất kinh thường đi kèm với tình trạng rụng lông. Nhất là lông ở vùng kín và nách. Tuy nhiên, nếu tình trạng bế kinh có nguyên nhân từ bệnh lý (ví dụ như khối u), phụ nữ lại bị mọc nhiều lông hơn bình thường.

Vú teo: Đi kèm với tắc kinh có thể là tình trạng vú bị teo nhỏ. Với những chị em có kinh nguyệt bình thường, gần tới ngày hành kinh, vú thường căng, đau, đôi khi lớn hơn một chút. Điều này do hoạt động của các hormone trong buồng trứng. Khi các hormone này hoạt động không hiệu quả nữa sẽ khiến vú bị teo nhỏ. Ngoài ra, một số trường hợp còn teo nhỏ bộ phận sinh dục.

Điều trị tình trạng bế kinh

Tốt nhất chị em nên đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân của bệnh này. Xác định đúng nguyên nhân bao giờ cũng mang lại hiệu quả điều trị cao. Điều trị tình trạng tắc kinh có rất nhiều cách, từ dùng thuốc, phẫu thuật đến vật lý trị liệu và thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Trong dân gian có nhiều phương pháp điều trị tắc kinh hiệu quả được nhiều chị em truyền tai nhau. Trong đó, có những vị thuốc như: ích mẫu, gừng, cam thảo… Các vị thuốc này có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, qua đó chữa chứng tắc kinh. Điểm cộng của các phương pháp dân gian này là không tác dụng phụ và hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, các liệu pháp này thường chỉ có tác dụng cho những trường hợp tắc kinh do thói quen sinh hoạt không khoa học.

Hỗ trợ điều trị Phụ nữ bế kinh từ cây mỏ quạ

Cây mỏ quạ còn có tên khác là hoàng lồ, vàng lồ, mỏ diều, sọng vàng, gai mang, móc câu… Rễ mỏ quạ có tên xuyên phá thạch (Radix Cudraniae), là rễ hoặc vỏ rễ của cây mỏ quạ (Cudrania cochinchinnensis (Lour) Corner.), thuộc họ dâu tằm (Moraceae)

mỏ quạ trị bế kinh
Rễ cây mỏ quạ

Về thành phần hóa học, vỏ và gỗ cây mỏ quạ có cudraniaxanthon, butyrospermol acetat, kaempferol, aromadendrin, populnin, quercetin, taxifolin; lá chứa flavonoid.

Theo Đông y, rễ mỏ quạ có vị đắng tê, tính hơi mát; vào kinh phế; tác dụng khứ phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích lâu năm, bế kinh, đòn đánh bị thương, phong thấp. Lá mỏ quạ chữa vết thương phần mềm. Liều dùng: 60 – 100g. Dùng tươi tăng liều lượng.

Bài thuốc trị bế kinh ở phụ nữ từ cây mỏ quạ

Chuẩn bị: Rễ mỏ quạ 30g.

Thực hiện: Rửa sạch, đem sắc với 500ml nước còn lại 200ml. Mỗi lần dùng 100ml, ngày dùng 2 lần. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 10 ngày trước kỳ kinh.

Lưu ý khi sử dụng Mỏ quạ gai

Phụ nữ có thai không được dùng mỏ quạ gai. Ngoài ra, tránh nhầm lẫn cây mỏ quạ quả mà bà con một số vùng gọi là dây mỏ quạ to, mộc tiền to, cây này hay gặp ở rừng thưa. Loại mỏ quạ này, là loài dây leo phụ sinh, thường ký sinh trên cây cổ thụ, có mủ trắng, thân không lông, mịn, đỏ và trăng trắng lúc khô. Cây này cũng được sử dụng làm thuốc, dân gian dùng làm thuốc trị ho; các thân bò cũng có thể dùng thay thế cho rễ hoặc đem ngâm rượu để trị đau nhức xương khớp.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *