Vị thuốc quý mang tên cây Mỏ Quạ

Vị thuốc quý mang tên cây Mỏ Quạ. Cây Mỏ Quạ là dược liệu mọc phổ biến ở nước ta, thường mọc hoang ở vùng đồi núi hoặc trồng làm hàng rào. Rễ và lá Mỏ Quạ được dùng nhiều trong dân gian để chữa bệnh. Vậy cây Mỏ Quạ có tác dụng gì?

>>>XEm thêm: Cây mỏ quả có tác dụng khứ phong, hoạt huyết

Mô tả về loài thực vật mang tên Mỏ Quạ

Mỏ quạ có tên khoa học là Cudrania tricuspidata (Carr.) Bur., thuộc họ Moraceae. Một số tên gọi khác của cây mỏ quả như Hoàng lồ, Vàng lồ, Cây bướm, Sọng vàng, Gai vàng lồ, Gai mang, Móc câu. Cây nhỏ, thân mềm, có nhiều cành, tạo thành bụi, thân cành có nhựa trắng. Rễ có nhiều nhánh, mọc ngang, có thể mọc xuyên qua đá (do đó cây mỏ quả còn có tên Xuyên phá thạch). Vỏ thân mỏ quả có màu tro nâu. Trên thân, cành có nhiều gai, những gai già cong xuống trông như mỏ con quạ.

cây mỏ quạ
Cây Mỏ Quạ

Lá hình trứng thuôn, hai đầu nhọn, mặt lá nhẵn, bóng, mép nguyên, lá mọc cách. Lá khi nhấm có vị tê tê ở lưỡi. Cụm hoa màu vàng nhạt, mọc ở nách lá. Quả hình cầu hơi cụt ở đầu, khi chín có màu vàng, hạt nhỏ.

Lá và rễ của cây mỏ quạ được sử dụng để làm thuốc.

Phân bố

Mỏ quạ là loài thực vật phân bố tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Châu Úc, Châu Phi và Châu Á. Ở nước ta, cây mỏ quạ mọc hoang ở ven đường, sườn núi hoặc có thể được trồng để làm hàng rào. Cây mọc nhiều nhất ở Lào Cai, Quảng Trị, Quảng Nam và Đồng Nai.

Thu hái – sơ chế

Thu hái dược liệu quanh năm, sau đó đem rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô dùng dần. Nếu sử dụng lá, có thể đem nấu thành cao để dùng dần.

Bảo quản

Nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

Thành phần hóa học

Lá và rễ cây chứa acid hữu cơ, kaempferol, cudraniaxanthon, quercetin, butyrospermol acetat, taxifolin, flanonoid, populnin, aromadendrin, và tannin pyrocatechin.

cây mỏ quạ
Vị thuốc cây mỏ quạ

Mô tả vị thuốc cây Mỏ Quạ

Tác dụng của cây Mỏ quạ

Theo y học cổ truyền, rễ mỏ quạ là dược liệu có vị đắng, tính mát; quy vào kinh phế; tác dụng khử phong, hoạt huyết phá ứ, làm mát phổi, giãn gân; chữa ho, ứ tích, bế kinh, phong thấp. Rễ được dùng trị đau nhức lưng gối, ho ra máu, bế kinh, vàng da và ung độc. Lá mỏ quạ dùng trong các bài thuốc chữa vết thương phần mềm.

Hiện nay, cây mỏ quạ được sử dụng để chữa bệnh lao phổi, động kinh, vết thương ở mô mềm, bế kinh (mất kinh nguyệt) và phong thấp.

Cách dùng – liều lượng

Cây mỏ quạ được sử dụng ở dùng ngoài (giã đắp) hoặc được sử dụng ở dạng sắc, nấu rượu, chế thành cao lỏng. Liều dùng tham khảo: 12 – 40g/ ngày tùy vào dạng sử dụng – dùng ngoài da không quy định liều lượng cụ thể.

Một số bài thuộc từ vị thuốc cây Mỏ Quạ

Chữa vết thương phần mềm (vết thương nhỏ, nông): Lá mỏ quạ gai tươi, lấy về rửa sạch, để ráo nước, bỏ cuống, giã nhỏ đắp vào vết thương. Hàng ngày lấy lá trầu không nấu nước rửa vết thương, rồi đắp thuốc mới, độ 3-5 ngày vết thương đóng vảy thì thôi.

Trị mụn nhọt sưng đau: Lấy vỏ rễ mỏ quạ, đem rửa sạch, giã nát và đắp vào chỗ đau nhức.

Chữa ho ra máu do nhiệt tích ở phổi: Dùng 63g rễ mỏ quạ. Cạo lớp vỏ ngoài, sau đó thái lát và sao xém. Cho nước vào sắc, sau đó thêm ít đường, hòa đều và dùng uống ngày 3 lần.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi sử dụng cây mỏ quạ

Không dùng cho phụ nữ mang thai.

Cây mỏ quạ là thảo dược quý, đem lại nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên để hạn chế rủi ro trong thời gian điều trị, bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *