Ứng dụng thực tế của cây sưa đỏ, Những điều bạn cần biết về cây sưa đỏ

Ứng dụng thực tế của cây sưa đỏ. Trung tâm cây giống Tam Đảo xin chào quý vị và các bạn hôm nay rất vui khi được quay trở lại để chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích về từng dòng giống cây của chúng tôi. Có rất nhiều người vẫn còn thắc mắc cây sưa đỏ là cây gì tại sao sưa đỏ lại có giá trị cao đến vậy. Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý vị và các bạn.

Gỗ sưa đỏ là gì?

Còn có nhiều tên gọi khác như gỗ huê, gỗ huỳnh, trắc thối,… gỗ Sưa được khai thác từ cây Sưa, loại cây thân gỗ thuộc họ Đậu. Cây Sưa có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, thân cây màu xám hoặc vàng nâu.

Ứng dụng thực tế của cây sưa đỏ

Lá cây Sưa mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, mỗi là kép có từ 9 -17 lá chét đính sole trên cuống chính. Lá chét hình xoan thuôn, đầu nhọn hoặc có mũi ngọn, đuôi tròn, mặt dưới phiến lá thường có màu tái trắng. Kích thước lá chét dài từ 6–9 cm, rộng từ 3–5 cm, lá ché đính ở đầu cuống kép thường có kích thước lớn hơn các lá còn lại.

Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5-7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp.

Cây Sưa có giá trị kinh tế cao, phân bố nhiều ở Việt Nam, rải rác tại đảo Hải Nam, Trung Quốc.

Đặc điểm và phân loại gỗ Sưa

Theo bảng phân loại gỗ của Việt Nam, gỗ Sưa thuộc nhóm IA – nhóm gỗ quý hiếm, cấm khai thác. Gỗ Sưa có độ bền cao, không bị ngấm nước, hay co ngót, có khả năng chống mối mọt, ẩm mốc hiệu quả,…

Hiện phổ biến 2 loại gỗ Sưa là gỗ Sưa trắng và gỗ Sưa đỏ. Trong đó, gỗ Sưa đỏ có giá trị cao hơn.

Gỗ Sưa trắng: Loại cây này được trồng chủ yếu làm cây xanh ở công viên, ven đường… với thân cây màu xanh, trơn nhẵn và không xù xì, lá cây thường đối xứng. Gỗ sưa trắng có hoa nở đẹp, mùi thơm dễ chịu, trái đốt không có mùi đặc biệt. Lớp thịt bên ngoài của gỗ khá dày, có màu nhợt nhạt đồng thời hoa văn cũng mảnh nhỏ và không sắc nét.

Ứng dụng thực tế của cây sưa đỏ

Gỗ Sưa đỏ: thân cây thường có màu xám hoặc màu kem sữa, thân xù xì, khi già vỏ cây sẽ bị nứt dọc, lá cây sole. Hoa của gỗ Sưa đỏ cũng tương tự loại trắng nhưng quả kết từng chùm và khi đốt có mùi thối đặc trưng.

Về vân gỗ, sưa trắng chỉ có vân gỗ hai mặt còn gỗ sưa đỏ có vân gỗ ở cả bốn mặt, nổi lên thành từng lớp với thớ gỗ nhỏ, mịn, có màu hồng hoặc đỏ sẫm, thi thoảng có đan xen thớ gỗ màu đen.

Ngoài ra còn có loại gỗ Sưa vàng với gỗ, màu vàng nhạt, lõi gỗ thì thẫm hơn, có mùi thơm hấp dẫn vậy nên khi ứng dụng trong đời sống, chúng được sử dụng để đóng các sản phẩm nội thất, làm vòng tay hoặc cất lấy tinh dầu, dùng làm hương (nhang) đốt rất tốt.

Ứng dụng của gỗ sưa đỏ, Những điều bạn cần biết về cây sưa đỏ

Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.

Ứng dụng thực tế của cây sưa đỏ

Ngoài ra gỗ sưa còn có thể dùng làm đồ nội thất, vì gỗ sưa là loại gỗ cực kì giá trị phải những người cực kì có tiền mới có tiền sử dụng loại gỗ này. Các loại được sử dụng nhiều nhất như vòng gỗ, bàn ghế, tủ thờ,…Cây gỗ sưa trong phong thủy là một quan niệm của từng người mà không có cơ sở khoa học nào để chứng minh điều này. Chỉ là hiện nay việc sử dụng gỗ sưa làm đồ thờ cúng gỗ sưa đang rất được thịnh hành. Nếu có điều kiện kinh tế bạn hãy thử xem sao bởi nó toát lên một điều gì đó rất lạ kì và linh thiêng mà khó có thể giải thích được.

Ứng dụng thực tế của cây sưa đỏ

Có những thông tin về việc dùng gỗ sưa để ướp xác quý tộc, làm khí cụ trừ ma chưa được những công trình khai quật xác ướp chứng minh nhưng dư luận lại luôn có niềm tin đặc biệt về tính tâm linh của loại gỗ quý này.

Đây thực ra vẫn là một câu hỏi, nghi vấn còn bỏ ngỏ nhưng rõ ràng niềm tin về khả năng của gỗ sưa hút tà khí là rất lớn mới có thể khiến giá gỗ sưa trở nên đắt đỏ như vậy.

Những sách quý về y học cổ truyền của Trung Quốc như : Trung dược đại từ điển”, ” Bản thảo cương mục” có ghi gỗ sưa có tác dụng gì? Đặc biệt nhấn mạnh công dụng cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, hỗ trợ chữa bệnh tim, hoạt huyết trong cơ thể. Người Trung Quốc luôn tin rằng nếu dùng gỗ sưa để gối đầu thì giống như thuốc được truyền trực tiếp vào người vậy.

Để nhận biết một cách nhanh chóng thì chỉ những người làm trong nghề lâu năm mới nhận ra gỗ Sưa thông qua mùi hương đặc trưng. Cách nhận biết Gỗ Sưa theo kinh nghiệm dân gian thì chủ yếu dựa vào lõi. Lõi của cây Gỗ Sưa rất cứng, thông thường phải trên 10 năm tuổi, cây mới bắt đầu cho lõi

>> Xem thêm: Môt ha đất trồng được bao nhiêu cây sưa đỏ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *