Tìm hiểu thành phần hóa học trong mạch môn đông

Tìm hiểu thành phần hóa học trong mạch môn đông

Mạch môn đông hay Mạch môn còn gọi là Lan tiêu, Mạch đông. Do lá cây có hình dáng giống lá lúa mạch, về mùa đông lá vẫn xanh tươi nên người ta gọi là Mạch đông. Theo nhiều nghiên cứu của y học dân gian và y học cổ truyền cho thấy, mạch môn đông có nhiều công dụng quý đối với sức khỏe. Vậy trong mạch môn đông có chứa những thành phần hóa học nào ? Bài viết: “Tìm hiểu thành phần hóa học trong mạch môn đông” của https://duoclieuhoabinh.net.vn  sẽ cung cấp thông tin hữu ích.

Đặc điểm và phân bố

Mạch môn thuộc họ Mạch môn đông. Đây là loại dược liệu thường được dùng trong đông y với công dụng: hỗ trợ điều trị viêm phế quản, sốt, ho, tiêu đờm và táo bón.

Mạch môn đông là một loại cây thân cỏ sống lâu năm, chiều cao thân từ 10 đến 40cm. Rễ cây thuộc loại rễ chùm, trên rễ có những bộ phận phát triển thành củ. Củ mạch môn cũng là bộ phận được sử dụng làm thuốc.

Tìm hiểu thành phần hóa học trong mạch môn đông
Mạch môn đông

Lá mọc từ gốc, lá có bẹ, lá dài, mảnh, giống lá lúa mạch. Lá dài từ 15-40cm rộng khoảng 2-4mm, mép lá có răng cưa nhỏ.

Hoa mạch môn có màu trắng nở thành tuừng chùm dài. Cành hoa dài, tròn, hoa thường nở tập trung ở đầu cành.

Quả thuộc loại quả mọng, có đường kính khoảng 6mm. Quả thường có từ 1 đến 2 hạt

Tìm hiểu thành phần hóa học trong mạch môn đông
Quả Mạch môn đông

Loại dược liệu này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ở Việt Nam thường mọc hoang và được trồng ở các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa…

Thu hái và bào chế

  • Bộ phận được dùng làm thuốc là củ mạch môn
  • Mỗi cây mạch môn thu được nhiều củ nhỏ, bởi rễ mạch môn là rễ chùm, là bộ phận phát triển thành củ mạch môn
  • Củ mạch môn sau khi thu hoạch được rửa sạch, sau đó phơi khô hoặc sao vàng
  • Củ mạch môn thường được thu hoạch vào thời điểm từ tháng 6 đến tháng 7 với những cây mạch môn có tuổi đời từ 2-3 tuổi. Khi thu hoạch lựa chọn những củ mạch môn già, cắt bỏ hết rễ con, sau đó rửa sạch. Củ to nên chẻ làm đôi, củ nhỏ để nguyên nhưng chú ý tách bỏ phần lõi trước khi sử dụng.

Tìm hiểu thành phần hóa học trong mạch môn đông

Theo nghiên cứu và phân tích của các nhà dược học, trong mạch môn có chứa các thành phần hóa học sau: Gloucose; Saccharose; Glucofructan; Fructose; Stigmastorol; Sitosterol; Glucosid; Các loại Vitamin.

Tìm hiểu thành phần hóa học trong mạch môn đông
Củ mạch môn đông

Bên cạch đó khi sử dụng người ta thấy củ mạch môn còn chứa chất nhầy.

>> Xem thêm  Những công dụng quý của cây mạch môn ít ai biết đến

Tác dụng dược lý

  • Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trong mạch môn đông có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, chống ho, điều hòa hệ miễ dịch.

Công dụng và liều dùng

Theo y học cổ truyền, củ mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, có tính hàn. Thuộc vào 3 kình tâm, phế và vị. Do đó mạch môn có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, tiêu ho, giảm đờm, hỗ trị điều trị họ lao, ho ra máu…

Công dụng

  • Tác dụng thanh nhiệt, giải độc
  • Hỗ trợ điều trị huyết áp thấp
  • Hỗ trợ điều trị tắc tia sữa sau sinh
  • Hỗ trợ điều trị ho khan, ho có đờm, ho do thay đổi thời tiết
  • Hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính
  • Hỗ trợ điều trị táo bón

Liều dùng

Mỗi ngày có thể sử dụng từ 6-12g độc vị mạch môn đông sắc nước uống. Bên cạnh đó mạch môn đông có thể kết hợp với các loại thảo dược khác theo tỉ lệ nhất định để tạo nên các bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

>> Xem thêm  Những bài thuốc quý từ củ mạch môn.

* Lưu ý: Hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bênh của củ mạch môn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cây mạch môn và các loại thảo dược khác, quý độc giả xem thêm: Củ mạch môn hỗ trợ chữa ho viêm phế quản

Hoặc liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *