Tác dụng của cây tô mộc đối với sức khỏe?

Tô mộc là loài dược liệu mọc hoang, có khả năng chịu hạn tốt và ít bị sâu bệnh. Tô mộc là một trong những loại dược liệu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, đa số mọi người chưa hiểu rõ hết về loài dược liệu này cũng như tác dụng của nó. Vậy cây tô mộc có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe?

<<<xem thêm: Đặc điểm và công dụng của cây tô mộc

Cây tô mộc mọc ở đâu?

Cây tô mộc được trồng và mọc hoang tự nhiên ở nhiều địa phương ở khắp Việt Nam. 

Tô mộc là gỗ phơi khô của cây gỗ vang hay là cây tô mộc. Cây có tên là tô phượng do được mọc ở nước Tô Phượng – một nước cổ ở vùng hải đảo Trung Quốc.

Cây tô mộc được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Vỏ cây tô mộc có chất nhuộm màu đỏ được sử dụng trong công nghiệp dệt nhuộm và mỹ nghệ, đặc biệt là trong nghề nhuộm vải truyền thống. Phần thân cây được sử dụng trong y học dân gian để hỗ trợ điều trị sức khỏe như trị chảy máu, đau răng, viêm nhiễm và nhiều bệnh khác.

Về mặt giá trị kinh tế thì gỗ tô mộc được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ, đồ trang trí và đồ nội thất. Gỗ vang có màu sắc đẹp và chắc chắn, thường được đánh giá cao về mặt thẩm mỹ.

Thành phần hóa học trong cây tô mộc

Tác dụng của cây tô mộc đối với sức khỏe
Thành phần hóa học có trong tô mộc

Trong cây tô mộc chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng như tinh dầu, chất brassilin C, chất sappanin C, axit galic và tanin. Trong đó có tinh dầu là một trong các thành phần quan trọng của tô mộc, nó có chứa các hợp chất có tính chất chống vi khuẩn, kháng nấm và chống viêm. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu và giảm đau.

Tác dụng của cây tô mộc

Tô mộc là vị thuốc có vị ngọt, mặn, cay, tính bình. Và quy vào 3 kinh Tỳ, Can và Tâm.

Theo y học cổ truyền, tô mộc có tác dụng làm tan máu cục, máu bầm, giảm đau, trị chứng kinh nguyệt không thông, sinh xong máu không thông đóng thành hòn cục, bị tổn thương bầm máu. Ngoài ra, trong dân gian tô mộc còn được dùng làm thuốc cầm máu, săn da, dùng cho người sinh đẻ mất nhiều máu, hoa mắt, choáng váng, chảy máu tử cung. Ở một số nơi khác thì cây vang được sử dụng để nấu với nước uống thay nước chè.

Theo y học hiện đại, cây tô mộc có tác dụng kháng các loại vi khuẩn như Staphylococcus, Shigella dysenteriae Shiga, Shiga flexneri, Shigella Sonnei, Bacillus subtilis,…Đặc biệt tác dụng kháng sinh của tô mộc không bị ảnh hưởng do dịch vị của dạ dày.

  • Hoạt chất bromelain có trong cây tô mộc có tác dụng kháng histamin và duy trì tác dụng của hormon tuyến thượng thận ở thực nghiệm trên thỏ.
  • Thí nghiệm trên ếch cô lập cho thấy nước sắc của cây tô mộc giúp cải thiện chức năng hệ tim mạch.
  • Ngoài ra, tô mộc còn có tác dụng giảm độc tố của một số loại thuốc kháng sinh như Quinin, Chlorpromazine,…

Lưu ý khi sử dụng cây tô mộc

Tác dụng của cây tô mộc đối với sức khỏe
Những lưu ý khi sử dụng tô mộc
  • Không được sử dụng cho người không bị ứ máu
  • Không dùng cho phụ nữ có thai
  • Nên than khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn hay thầy thuốc đông y uy tín khi sử dụng tô mộc điều trị bệnh.

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *