Nên trồng giống cau nào có kinh tế cao nhất hiện nay

Cau là một trong những biểu tượng trong nét văn hóa của người Việt Nam và ở những ngôi làng quê Việt Nam thì không thể thiếu hình ảnh cây cau.

Hiện nay có nhiều gia đình trồng cây cau vừa để làm cảnh, trang trí sân vườn lại vừa đem lại giá trị kinh tế. Tuy nhiên, có rất nhiều bà con trồng cau thì rất nhanh ra quả và ngược lại thì lại có rất nhiều người trồng cau thì phải đợi rất lâu, cây cao vót mới thấy có ít quả. Chính vì vậy mà rất nhiều người đang thắc mắc không biết nên trồng loại cau nào để cho nhanh ra sai quả? Thì hiện tại giống cau lùn tứ quý đang là loại ra trái nhiều quanh năm, chính vì thế mà nó đem lại giá trị kinh tế rất cao cho người dân. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về giống cau này nhé!

giá trị kinh tế cây cau tứ quý
giá trị kinh tế cây cau tứ quý

Đặc điểm nhận biết cây cau tứ quý

Cau tứ quý là giống cau năng suất cao lại dễ trồng, dễ chăm sóc. Giống cau này có tuổi thọ cao khoảng 40 năm, chất lượng trái tốt, chi phí đầu tư ít mang lại hiệu quả kinh tế tốt nên rất được chuộng trồng.

Cây cau tứ quý là cây thân gỗ. Cây trưởng thành có thể cao từ 15 – 20m với đường kính thân từ 15-20cm. Hiện nay, người ta đã lai tạo một được cây cau tứ quý lùn có chiều cao khoảng từ 2 – 3m. Thân cây có các đốt nằm cách khoảng với nhau. Thân cau tròn, không chia cành, nhánh. Thân thường có nhiều đốt do vết lá cây rụng.

Lá cau tập trung ở phần ngọn. Lá có bẹ to, thường dài 1,5 – 2m, có hình lông chim với nhiều lá chét mọc dày đặc. Hoa cau tự mọc thành buồng, bên ngoài có mo cau  bao bọc, hoa đực nở ở trên, hoa cái ở dưới. Hoa đực nhỏ có màu trắng ngà, thơm mát.

Cây cau cho quả thành từng buồng. Quả còn non có màu xanh, khi chín, già thường có màu xanh ánh vàng. Quả cau có kích thước xấp xỉ quả trứng gà ta. Vỏ của quả cau cứng, xơ. Thịt cau mềm, ăn thường có vị chát, thường được cắt thành các lát mỏng rồi cuộn trong lá trầu không và têm vôi để ăn. Tuy quả cau ăn có vị hăng và hơi chát nhưng ăn cùng trầu thường xuyên có thể gây nghiện.

Phân loại cây cau tứ quý

Hiện nay có 2 loại cau tứ quý đó là: cau tứ quý lùn, cau tứ quý cao và cau tứ quý lai.

  • Cây cau tứ quý cao: là giống cau phát triển chiều cao rất nhanh (sau 6 -7 năm có thể cao đến 7 – 8m). Đặc điểm nhận biết của giống cau này là thường có các đốt dài cách nhau 5 – 10cm.

  • Cau tứ quý lùn: Có đặc điểm nhận biết là các đốt dày sít vào nhau. Giống cau này có tốc độ phát triển chiều cao chậm (sau 10 – 15 năm thường chỉ cao khoảng 2 – 2,5m).

  • Cau tứ quý lai:  Đây là giống cây được lai từ 2 dạng cây trên. Cây cho năng suất quả cao và hiệu quả kinh tế rất tốt.

cau lùn tứ quý siêu quả
cau lùn tứ quý siêu quả

Tác dụng từ cây cau tứ quý

Cây cau tứ quý ngoài được trồng làm cảnh, cây công trình, cây còn được xem là loại cây giống nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Giống cau năng suất cao này được trồng để lấy quả và hạt. quả dùng để têm trầu, đặt lên bàn thờ tổ tiên, dùng vào những dịp quan trọng như giỗ tết, cưới xin, ma chay,… mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh.

Trồng cau tứ quý giúp tăng giá trị nền kinh tế

Trước đây, cau là một thứ quả quen thuộc trong đời sống. Nhưng khi xã hội phát triển thì càng ít người trồng cau nhiều như trước đây. Chính vì thế mà cây cau cũng trở nên có giá trị hơn về mặt kinh tế, giá của quả cau cũng tăng lên theo đó. Ngày nay, không phải ai cũng có thể tự trồng được cau để sử dụng nên mức giá của nó cũng không thấp như trước đây. Không thể nào thiếu đi quả cau cùng với lá trầu trong những dịp quan trọng như ngày dỗ, lễ tết, ngày rằm, ngày mùng 1… Nhiều người đã tận dụng giá trị này để phát triển kinh tế, trồng cau tứ quý lấy quả để buôn bán. Bởi cau tứ quý có thể ra quả quanh năm và chúng rất sai nên rất nhiều gia đình đã lựa chọn trồng loại cau này để làm cây kinh tế.

XEM THÊM: Cách trồng và chăm sóc cây cau lùn tứ quý tốt nhất

Hotline: 0764 456 123

Địa chỉ: Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *