Hướng dẫn trồng cây ba kích luân canh, xen canh dưới tán rừng

Hướng dẫn trồng cây ba kích luân canh, xen canh dưới tán rừng

Ba kích là cây trồng lâu năm. Nếu sản xuất thâm canh, sau thu hoạch chuyển sang trồng cây khác như hà thủ ô đỏ, khoai lang, hoài sơn, 2-3 năm sau trồng lại. Có thể trồng xen canh với cây ăn quả hoặc cây công nghiệp và cây lâm nghiệp dài ngày.

Tại Thái Nguyên, những năm trước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có một số hộ dân thuộc các xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo (Đại Từ) trồng cây ba kích. Theo nghiên cứu của Viện Dược liệu, những xã của huyện Đại Từ nằm ven dãy núi Tam Đảo có địa hình đồi núi thấp, nền đất màu mỡ, khí hậu mát mẻ nên phù hợp với trồng cây dược liệu. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường với cây ba kích rất lớn nên việc triển khai, nhân rộng để người dân trồng loại cây dược liệu này là cần thiết.

Tuy nhiên, việc trồng loại cây dược liệu này mang tính tự phát, diện tích và quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Mặc dù hiệu quả kinh tế của cây ba kích tương đối cao, nhưng do thiếu vốn, kỹ thuật, nên năng suất và chất lượng vẫn còn hạn chế. Đầu năm nay, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng dự án “Nhân rộng mô hình trồng cây ba kích tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo, huyện Đại Từ”. Thời gian thực hiện dự án trong 3 năm (từ tháng 01-2013 đến tháng 12-2015), quy mô 15 ha triển khai tại 4 xã, thị trấn: Phú Xuyên, La Bằng, Quân Chu và thị trấn Quân Chu. Theo tính toán sơ bộ của các hộ thì trồng ba kích tuy chi phí đầu tư ban đầu lớn (120-130 triệu đồng/ha, bao gồm cả công lao động) nhưng sản phẩm dễ bán, giá cao. Ba kích sau 3-4 năm trồng cho năng suất bình quân đạt khoảng 5.000 kg củ tươi/ha, với giá bán trung bình hiện nay là 120.000 đồng/kg củ tươi tương đương với giá trị thu được là 600 triệu đồng/ha, góp phần không nhỏ trong việc giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho các hộ, đặc biệt là giúp nông dân đổi mới tư duy, suy nghĩ trong cách phát triển kinh tế bền vững từ rừng và đất rừng.

Sau 3 năm thực hiện dự án “Xây dựng mô hình trồng cây ba kích tại huyện Định Hóa giai đoạn 2012-2015”, đã ghi nhận phương thức trồng ba kích dưới tán rừng keo, mỡ vào giai đoạn đầu cây ba kích sinh trưởng, phát triển khá tốt, nhưng từ năm thứ 2 trở đi cây phát triển chậm hơn so với một số diện tích trồng thâm canh. Đến năm thứ 3, tỷ lệ ba kích sống đạt trên 80 %, chiều dài củ từ 10-20 cm, đường kính 5-7 mm; khối lượng củ đạt 0,5-0,8 kg/gốc. Tuy nhiên, một số diện tích trồng trên đất soi, bãi, vườn… do đất tơi  xốp, người dân có điều kiện chăm sóc (trồng đánh luống, làm dàn cho ba kích leo, làm cỏ, tưới nước…) cây sinh trưởng tốt hơn, số lượng củ trên gốc cao và kích thước củ lớn hơn, có những gốc đạt 1,2-1,5 kg. Ngoài ra, nhiều mô hình trồng ba kích dưới tán cây rừng đã được áp dụng thành công tại nhiều tỉnh khác (Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, 2015).

Hướng dẫn trồng cây ba kích luân canh, xen canh dưới tán rừng
Hướng dẫn trồng cây ba kích luân canh, xen canh dưới tán rừng

Tại huyện Võ Nhai, nhằm tạo sự đa dạng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời tận dụng điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp, những năm gần đây, huyện Võ Nhai đã trồng thử nghiệm và từng bước mở rộng diện tích cây dược liệu. Trên địa bàn huyện có nhiều loại cây dược liệu có giá trị, như: Chè dây, Sa nhân, Ngải cứu, củ Mài, củ Bình vôi, địa liền, Giảo cổ lam, Hương nhu, Mã đề, Lạc tiên, Ba kích, Huyết đằng, Hoàng bá… Tính đến nay, diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện đã lên tới gần 40 ha. Thời gian tới, huyện sẽ đầu tư xây dựng vùng trồng cây dược liệu tập trung, phấn đấu đến năm 2020 nâng tổng diện tích trồng các loại cây này lên 500 ha (Báo Thái Nguyên, 2016). Trong năm 2015, Dự án trồng cây ba kích dưới tán rừng tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa – Phượng Hoàng được Trung tâm học liệu (Đại học Thái Nguyên) hỗ trợ triển khai với diện tích mô hình ban đầu là 30 ha. Dự án đã mở ra một hướng đi mới, một cách nhìn nhận mới về phát triển sinh kế cho người dân dưới tán rừng đặc dụng, phòng hộ (Báo Nông nghiệp, 2015).

Tại huyện Phú Lương, trong giai đoạn 2010 – 2012, Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã phối hợp xây dựng mô hình sản xuất giống Ba kích chất lượng cao và áp dụng quy trình trồng Ba kích theo hướng thâm canh (trồng từ cây hom, mô và bón phân vi sinh). Đến cuối năm 2012, Ba kích đã được trồng tại các xã Vô Tranh, Phủ Lý, Tức Tranh, Ôn Lương, Hợp Thành, Yên Đổ, Động Đạt, Yên Ninh, Yên Trạch và Yên Đổ với tổng diện tích khoảng 30 ha (Báo Thái Nguyên, 2012).

Tuy nhiên, cũng do chuyển đổi từ điều kiện hoang dại sang trồng trọt thâm canh nên thực tế sản xuất Ba kích trong cả nước nói chung và tại Thái Nguyên nói riêng đang gặp phải nhiều trở ngại về giống, kỹ thuật canh tác, đặc biệt là kỹ thuật bảo vệ thực vật. Cây Ba kích tại Thái Nguyên đã chịu ảnh hưởng không nhỏ của một số đối tượng sâu, bệnh hại; trong đó đặc biệt là bệnh vàng lá thối rễ. Bệnh đã làm giảm diện tích trồng Ba kích đáng kể nhất là giai đoạn từ khi trồng đền 1-2 năm tuổi. Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích Ba kích của cả tỉnh Thái Nguyên ước tính chỉ còn khoảng gần 200ha (Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, 2018). Nhiều diện tích bị nhiễm bệnh nặng đã phải thay thế bằng nhiều loại cây trồng khác.

Như vậy, trồng dưới tán rừng, ba kích có điều kiện phát triển giống như trong tự nhiên nên chất lượng tốt hơn. Sau khi thu hoạch ba kích, người dân vẫn ổn định việc thu nhập từ keo và mỡ.

Các bạn có nhu cầu tư vấn về kỹ thuật, cũng như mua cây giống ba kích chuẩn nhất hãy liên hệ với chúng tôi.

Hotline/Zalo: 0764 456 123
Địa chỉ: Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *