Cây dền gai giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cây dền gai là một trong những vị thuốc đông y giúp hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh như đau nhức xương khớp, dị ứng mẩn ngứa, ho, viêm họng, rối loạn kinh nguyệt, loãng xương, gai cột sống, cao huyết áp, sỏi thận… Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy được rằng, cây dền gai được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày và nó giúp đem lại rất nhiều lợi ích tốt. Trong đông y, cây dền gai có tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận và hiện nay được rất nhiều người sử dụng và cảm thấy rất hiệu quả. Vậy cách sử dụng cây dền gai để hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận như thế nào? Hãy cùng Dược liệu Hòa Bình đi tìm hiểu ngay nhé!

đặc điểm nhận biết cây dền gai
đặc điểm nhận biết cây dền gai

Đặc điểm nhận biết cây dền gai

Cây dền gai mọc hoang dại rất nhiều ngoài tự nhiên và chắc hẳn mọi người ai cũng đã biết đến nó. Nhìn qua thì cây dền gai không khác nhiều so với rau dền mà chúng ta vẫn thường ăn hàng ngày, điểm đặc biệt ở chỗ là có nhiều gai và dễ mọc, khiến nhiều người nghĩ đó là loại rau dại. Thế nhưng nhiều người không hề biết rằng từ lâu rau dền gai đã là bài thuốc quý của ông bà ta.

Cây dền gai là loại cây thân thảo, sống hàng năm, mọc thẳng, đơn tính cùng gốc, cao khoảng 30 – 70cm và phân nhiều nhánh. Thân xanh, nâu hoặc đỏ, có góc cạnh hoặc có đường dọc, nhẵn không có lông và có gai ở các nách lá.

Lá đơn và mọc so le. Lá có hình bầu dục, dài từ 5 – 10cm, rộng 2 – 5cm. Mỗi lá có 8 – 10 gân bên hơi cong, phía dưới nổi rõ. Cả hai mặt đều nhẵn, có nhiều chấm mờ nhỏ. Mặt trên thường xanh lục, mặt dưới thường có màu tím. Cụm hoa đơn tính cùng gốc; mọc thành cụm không cuống, xếp thành xim ở đầu cành dày hoặc ở nách lá. Hoa rất nhỏ, màu xanh lục. Chúng không có cánh hoa nhưng có đến tận 5 lá đài. Hoa cái nằm ở gốc gai, hoa đực nằm ở ngọn. Hoa đực có 5 nhị.

Quả hình chóp, được bao bọc bởi đài hoa và có một hạt.

Nguyên nhân gây sỏi thận

Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu. Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều hóa chất, điển hình là calci, acid uric, cystine… 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.
Các nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:
  • Uống không đủ nước: Cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc. Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
  • Chế độ ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, khẩu vị của người Việt khá mặn. Muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hàng ngày… Ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải Na+, tăng Ca++ tại ống thận… Do đó, sỏi Calcium dễ hình thành.
  • Chế độ ăn nhiều đạm: Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết Calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu Citrate.
  • Nạp bổ sung Calcium, Vitamin C sai cách: Chúng ta bổ sung vi chất quá nhiều, dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng. Đối với Vitamin C, khi chuyển hóa thành gốc Oxalat. Còn ion Ca++ sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác như Ze++, Fe++,… Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, đương nhiên sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi tại đây.
  • Hậu quả của bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi Calci Oxalat. Tiêu chảy làm mất nước, mất các ion Na+ K+,… giảm lượng nước tiểu; nồng độ Oxalat trong nước tiểu tăng,… từ đó dễ hình thành sỏi.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh cũng có thể do gen trong gia đình. Nguy cơ mắc bệnh trong các thành viên cùng huyết thống, cao hơn bình thường.
  • Ở những người bẩm sinh hoặc mắc phải, có dị dạng đường tiết niệu, khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ví dụ do Phì đại tuyến tiền liệt, túi thừa trong bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến…. Một số bệnh nhân chấn thương, lâu ngày không di chuyển được. Đường tiết niệu tắc nghẽn làm nước tiểu, mà tích trữ lâu ngày, lắng đọng sinh ra sỏi thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu. Vi trùng xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu dai dẳng, tạo ra mủ, lắng đọng các chất bài tiết lâu ngày cũng là nguyên nhân gây sỏi ở thận
  • Béo phì: Theo một số nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh của người béo phì sẽ cao hơn người bình thường.

Sử dụng cây dền gai giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận

Sử dụng rau dền gai đã được sao vàng sắc chung với 20 gram vỏ quả bí đao và rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, đậu đen sao vàng, rễ thiên lý, mã đề, mỗi vị 12 gram. Tất cả vị thuốc được sắc chung với 500 ml nước cho đến khi cạn còn 250 ml, chia đều thuốc và uống trong ngày. Uống liên tục trong khoảng 10 ngày.

cây dền gai hỗ trợ điều trị sỏi thận
cây dền gai hỗ trợ điều trị sỏi thận

Sử dụng cây dền gai hỗ trợ điều trị viêm họng

Dùng 1 lượng lá và thân cây rau dền gai vừa đủ đem rửa sạch. Sau đó nhai chung với một ít muối và 1 – 3 lát gừng rồi từ từ nuốt nước. Mỗi ngày nên nhai 1 – 2 lần để làm dịu vòm họng, giảm ngứa rát.

Sử dụng cây dền gai hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều

Cây dền gai 10g, kết hợp với bạc thau 15g. Đem rửa sạch các nguyên liệu, sắc với 500ml nước, sắc đến khi còn 1 nửa thì chia làm 2 lần uống mỗi ngày, giúp cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều nhanh chóng.

XEM THÊM: Lưu ý khi sử dụng cây dền gai

 

“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *