Bồ công anh có mấy loại?

Bồ công anh có mấy loại? Bồ công anh là loài cây khá gần gũi, phổ biến ở Việt Nam. Ít người bệnh biết rằng loại thảo dược này có thể điều trị khá nhiều bệnh lý như dạ dày, tăng cường sức khỏe, phòng chống loãng xương…Vậy, có mấy loại bồ công anh dùng để trị bệnh? Có phải loại nào cũng có thể trị bệnh không? Bài viết này Dược Liệu sẽ giúp độc giả giải đáp những thắc mắc trên.

>>Xem thêm: Bồ Công anh hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả

Bồ công anh có mấy loại
Bồ công anh

Đặc điểm của công anh

Thân cây bồ công anh

Bồ công anh là cây thân thảo, nhẵn, mọc đứng, có tuổi thọ chừng 1 – 2 năm. Đây là loại cây không cành hoặc có rất ít cành, có màu đốm tía. Thân cây cao tầm 0.6 – 1m. Tuy nhiên, cũng có những cây cao đến 3m.

Lá cây bồ công anh

Lá bồ công anh mọc so le với nhiều hình dạng khác nhau. Lá dài khoảng 30cm và rộng khoảng 5 – 6cm. Lá bồ công anh không cuống, hoặc cuống rất ngắn với nhiều thùy, mép có răng cưa thô. Những lá ở phía trên ngọn không có thùy, ngắn, mép có răng cưa nhưng thưa. Cả thân và lá bồ công anh đều chứa nhũ dịch màu trắng như sữa

Hoa bồ công anh

Hoa bồ công anh nở thành từng cụm ở ngọn thân hay kẽ lá, với chùy dài 20 – 40cm. Hoa phân nhánh, mỗi nhánh có 2 – 5 đầu, bao hình trụ với 8 – 10 hoa màu vàng nhạt ở mỗi đầu. Các tràng hoa dài, ống mảnh, ở vòi nhụy có gai, tai hình dùi. Hoa thường nở vào tầm tháng 6 – 7 hàng năm.

Quả  bồ công anh

Quả bồ công anh thuộc dạng quả bế, có lông, màu trắng mịn. Khi bấm vào quả sẽ thấy nhựa chảy ra. Quả thường kết vào tầm tháng 8 – 9 hàng năm.

Bồ công anh phân bố ở đâu?

Bồ công anh được tìm thấy ở nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine, Indonesia, Lào, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta, bồ công anh là cây mọc hoang ở các vùng trung du và đồng bằng bắc bộ. Cây thường mọc ở vùng có độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển.

Tác dụng của bồ công anh

Bồ công anh có mấy loại
Bồ công anh khô

Theo y học hiện đại

Thuốc sắc bồ công anh có thể ức chế các loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu; não mô cầu, trực khuẩn lị Flexener, Leptospira hebdomadia, trực khuẩn mủ xanh. Ngoài ra, nước sắc bồ công anh cũng có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, lợi tiểu, nhuận trường.

Theo y học cổ truyền

Bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn đi vào kinh Can, Tỳ, Vị. Sau khi chế biến xong, bồ công anh sẽ được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Với bồ công anh khô, thỉnh thoảng cần mang ra phơi lại dưới nắng để tránh ẩm mốc.

Y học cổ truyền cho biết, bồ công anh có tác dụng tiêu ung, giải độc, tán sưng, thông lâm, lợi thấp. Từ đó có thể trị các chứng như: sang lở, ung nhọt, nhũ ung, trường ung, đau họng, mắt đỏ, thấp nhiệt, nhiệt lâm.

Bồ công anh có mấy loại?

Tùy thuộc vào đặc điểm của cây mà người ta chia bồ công anh ra làm 3 loại chính.

Bồ công anh Trung Quốc

Bồ công anh Trung Quốc có tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg họ Cúc chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg, thuộc loại cây lùnLoại này được dùng khá phổ biến, còn được gọi là bồ công anh thấp.

Bồ công anh có mấy loại
Bồ Công Anh Trung Quốc

Cây loại này có hàm lượng thuốc nhiều.  Thân cây ngắn, lá mọc từ phần rễ lên, dạng lá đơn. Mọc chụm lại thành gốc hoa thị, mang màu xanh lục. Mặt trên lá hơi đậm, mặt dưới lá có màu anh nhạt hơn. Mép lá có răng cưa to nhỏ như bị xé rách

Rễ bồ công anh Trung Quốc đâm thẳng xuống đất, có hình trụ. Hoa màu vàng mọc ở trên ngọn. Quả có màu đen nâu hình bầu dục thuôn hẹp.

Bồ công anh Việt Nam

Cây bồ công anh ở Việt Nam có tên khoa học là Lactuca indica L, thuộc học Cúc, chi rau diếp. Cây được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: diếp hoang, diếp dại, diếp trời, múi mác, cây rau bồ cóc,  rau mũi cày…

Bồ công anh có mấy loại
Bồ công anh Việt Nam

Loại này ít dùng phổ biến. Còn gọi là loại cấy bồ công anh cao. Lá có hình mũi mác, lá hơi mỏng, nhăn nheo, có cuống, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu hơi nâu nhạt, mép lá có răng cưa thưa. Thân cây thẳng đứng, máu ở lá, thường thu hoạch vào tháng 4-7 hàng năm. Bộ phận dùng là lá và cành.

Bồ công anh Chỉ thiên

Cây chỉ thiên cũng là một loại thuộc họ cúc, mọc nhiều ở các vùng đồi núi, không có tác dụng chữa bệnh. Còn được gọi là cây thổi lửa, cây lưỡi chó, cây lưỡi mèo, tái nai…

Loại này không có tác dụng trị bệnh.

Thị trường dược liệu đang sử dụng loại bồ công anh nào?

Tại Viêt Nam bồ công anh chỉ có 2 loại được trồng tại miền Bắc và Miền nam Việt Nam. Bồ công anh Trung Quốc có giá trị thuốc tốt hơn nhưng chưa đươc nhập khẩu về Việt Nam theo hình thức thương mại. Hiện nay tại một số khu vực vùng núi phía Bắc Việt Nam. Bồ Công anh Trung Quốc đang được quy hoạch trồng và chế biến. Nhằm phục vụ nhu cầu dùng thuốc Nam ngày một tăng của người Việt Nam.

Hiện nay công ty Dược Liệu Hòa Bình đã và đang cho phát triển vùng trồng dược liệu sạch với quy mô lớn. Địa chỉ tại Thôn Om Làng – xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn- Tỉnh Hòa Bình. Khu vực trông dược liệu bồ công anh nói riêng các dược liệu khác nói chung tuân thủ theo quy định GACP – WHO.

Đảm bảo chất lượng an toàn cho dược liệu từ khâu trồng cho tới tận tay người bệnh.

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Mọi thắc mắc xin liên hệ

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *