Bồ công anh có độc không?

Bồ công anh có độc không? Đây là câu hỏi mà Dược Liệu Hòa Bình nhận được nhiều nhất trong thời gian qua. Khi mà việc điều trị bằng thuốc Tây lâu dài, tốn kém mà gây nhiều tác dụng phụ. Người ta đã tìm đến bồ công anh nói riêng và các loại thảo dược nói chung như một vị cứu tinh. Vừa lành tính, vừa tiết kiệm chi phí mà lại ít tác dụng phụ. Tuy nhiên không phải loại thảo dược nào cũng có thể tùy ý sử dụng. Có những loại không độc nhưng sử dụng quá liệu lại trở nên độc hại cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi “ Bồ Công Anh có độc không?” Mời quý độc giả cùng đón đọc.

>>>Xem thêm: Những đối tượng không nên sự dụng Bồ Công Anh

Bồ công anh có độc không?
Bồ công anh

Đặc điểm của Bồ Công Anh

Bồ Công Anh có tên khoa học là Lactuca indica L..Thuộc họ Cúc. Tại Việt Nam còn được gọi dưới cái tên diếp hoang, rau lưỡi cày, mũi mác….

Thuộc cây thân thảo, sống từ 1-2 năm. Thân mọc đứng, nhẵn, có đốm tía cao từ 0.5-2m. Lá cây mọc so le không cuống và là có răng thưa.

Bồ công anh có độc không?
Bồ công anh có độc không?

Hoa mọc thành cụm, chùy có chiều dài từ 20-40cm. Mọc ở ngọn thân và kẽ lá. Bao hoa hình trụ có từ 8-10 hoa màu vàng nhạt trên mỗi đầu.

Quả màu đen có lông trắng nhạt, thân và lá có nhựa chảy. Hoa bồ công anh mọc vào tháng 6-7 hằng năm và kết quả vào tháng 8-9 cùng năm.

Phân bố: Cây mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam và vùng trung đồng bằng có độ cao dưới 1000m so với mực nước biển. Cây ưa đất ẩm và mọc nhiều ở ven đường đi, nương rẫy, bãi sông.

Đối tượng sử dụng bồ công anh

  • Bệnh nhân Ung thư (Ung thư gan, ung thư máu, u dạ dày, u vú)
  • Bệnh nhân viêm túi mật, polyp túi mật
  • Bệnh nhân viêm gan B, men gan cao, suy giảm chức năng gan
  • Người bị đau dạ dày
  • Người mắc bệnh đường ruột, tiêu hóa kém
  • Người bệnh tiểu đường
  • Người bị mụn nhọt, xưng đau, rắn cắn.
  • Phụ nữ bị tắc tia sữa.

Cách sử dụng Bồ công anh hiệu quả nhất

Để sử dụng cây Bồ công anh trong việc cải thiện và bồi bổ sức khỏe, bạn có thể sử dụng theo những cách sau:

Nấu trà từ hoa và rễ: Lấy hoa và rễ của chúng đun trong sôi trong vòng 30 phút rồi mang ra uống thay trả.

Bồ công anh có độc không?
Trà Bồ Công Anh

Nướng rễ của cây thuốc: Cắt lát rồi mang nướng, khoảng 30 phút sau đưa ra ngâm trong nước sôi khoảng 10 phút. Uống thay cà phê vào buổi sáng.

Xay nhuyễn cây thuốc với ngò: Kết hợp xay hỗn hợp này làm thành nước sốt để tăng hương vị cho món ăn của bạn.

Dùng cây thuốc bồ công anh như nguyên liệu trong món Salad: Khi làm món salad bông cải xanh, cải trắng. Có thể trộn thêm một ít Bồ công anh để bổ sung vitamin cho cơ thể.

Có thể chế biến thành nhiều món xào, nấu canh,… và nhiều món hấp dẫn khác.

Bồ công anh có độc không?

Theo đông y, bồ công anh không có độc. Cây bồ công anh có tính mát, vị hơi đắng. Vào cá kinh tâm, can, thận. Đặc biệt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm.

Bồ công anh hoàn toàn không có độc nhưng cần sử dụng đúng liều lượng để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Tác dụng phụ của bồ công anh

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng bồ công anh? Bồ công anh có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, sỏi mật, viêm túi mật
  • Phản ứng mẫn cảm, viêm da tiếp xúc.

Không phải ai sử dụng bồ công anh cũng gặp phải các tác dụng phụ như trên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về câu hỏi ” Bồ Công Anh có độc không?”. Mọi thắc mắc xin gửi về

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *