Bách bộ với tác dụng sát trùng và chữa giun

Bách bộ với tác dụng sát trùng và chữa giun. Bách bộ sát trùng chữa giun. Bách Bộ chắc hẳn là cái tên được nhắc đến nhiều trong các bài thuốc Đông Y điều trị nhiều chứng bệnh, tuy vậy không phải ai cũng biết rõ về loại thảo dược này.

Cây(Củ) Bách bộ là gì?

Cây Bách Bộ còn được biết đến với rất nhiều tên khác nhau như cây Đẹt ác, cây Dây ba mươi, Cây Bà Phụ Thảo. Hoặc theo tên gọi của từng dân tộc như Chầu Chàng (tên gọi theo dân tộc H’mông), Robat Tơhai, Hiungui (tên gọi theo dân tộc Giarai), Sam Sip lạc (tên gọi theo người Tày). Tên khoa học của Bách Bộ: Stemona tuberosa Lour.
Theo Bản thảo cương mục thì Bách Bộ được biết đến với tên Bách Nãi hoặc Dã Thiên Môn Đông. Mỗi bài thuốc Đông Y lại gọi Bách Bộ theo một tên khiến người dùng bị choáng ngợp nhưng thực chất đó là tên gọi chung cho 1 loại thảo dược.
bách bộ sát trùng chữa giun
Cây và củ bách bộ

Đặc điểm của Cây(củ)Bách Bộ

Có thể nhận diện cây Bách Bộ thông qua hình dáng bên ngoài và phân loại dòng cây.
Cây Ba Mươi là một loại thảo dược thân leo dây nhỏ và bề mặt nhẵn có thể mọc dài khoảng 10cm, lá mọc đối xứng. Các gân lá thuôn dài trên bề mặt và có 10 – 12 gân phụ chạy dọc từ cuống đến ngọn lá.
Hoa Bách Bộ thường mọc thành cụm ở kẽ lá, cuống hoa dài 2cm đến 4cm màu vàng hoặc đỏ, bông to. Hoa có 4 nhụy giống nhau, chỉ nhị ngắn, bầu nhụy thường là hình nón. Hoa ra vào mùa hè, đậu quả nặng có 4 hạt.
Bách Bộ có rễ chùm 30 nhánh củ hoặc nhiều hơn nên mới được gọi với cái tên minh họa là dây ba mươi. Rễ Bách Bộ khi được phơi khô sẽ teo lại thon dài khoảng 6 – 10cm phần củ giữa phình to và 2 đầu thon nhọn. Củ Đẹt Ác có rãnh dọc sâu bên ngoài màu vàng hoặc đậm hơn, cứng, giòn và có mùi thơm, nếm sẽ cảm nhận được vị đắng và ngọt hậu.

Thu hái dược liệu Bách Bộ

Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây Bách Bộ là củ rễ. Củ càng lâu năm thì càng nhiều thịt, to và dài đồng thời có nhiều dinh dưỡng và dược tính hơn. Bách Bộ thu hoạch vào cuối thu hoặc đầu đông, cũng có thể thu hoạch vào mùa xuân khi cây chưa nảy chồi non mới.
Trước khi thu hoạch nên cắt bỏ dây thân sau đó đào toàn bộ củ lên, rửa sạch và phơi khô. Có thể bảo quản Bách Bộ khô hoặc bào chế thành các dạng khác trước khi bảo quản.
bách bộ sát trùng chữa giun
Củ bách bộ ứng dụng trong việc chữa giun cho bộ đội kháng chiến

Tác dụng của Cây(Củ)Bách Bộ

Theo Đông y, bách bộ vị ngọt, đắng, tính ấm vào phế. Có tác dụng ôn phế, sát trùng, bổ phổi chữa ho. Dùng sống: chữa giun kim, giun đũa. Dùng chín trị ho hàn, ho lao. Bách bộ tuy hơi ôn nhưng nhuận mà không táo. Còn có thể khai tiết, giáng khí, trị ho. Nhất là ho lâu ngày.

Tác dụng sát trùng và chữa giun của cây(củ)Bách bộ

Theo kết quả nghiên cứu của Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, giun và côn trùng sẽ bị tê liệt khi ngâm vào dung dịch Bách Bộ. Rệp bị chết sau khi ngâm, ếch bị tê liệt khi bị tiêm dung dịch.
Ngoài ra một số loại ký sinh trùng như chấy, bọ chét, muỗi, rận… cũng sẽ bị tiêu diệt khi bị ngâm trong nước ngâm Bách Bộ. Vị đắng cùng với một số thành phần có trong Cây Ba Mươi sẽ làm tê liệt thần kinh và giết chết các loại ký sinh trùng.Dùng dung dịch bách bộ 1/10 trong rượu 70° ngâm hay phun vào con rận, con rận sẽ chết sau một phút. Nếu ngâm rệp, con vật sẽ chết mau chóng hơn.
Trong thời gian kháng chiến, cao nước bách bộ , uống với liều 3 thìa cà phê một lần, giun ra rất nhiều.

Cách dùng và liều dùng Bách bộ sát trùng chữa giun

Chữa giun: ngày uống 7–10g, dưới dạng thuốc sắc. Uống vào sáng sớm, lúc đói, uống trong 5 ngày liên tiếp sau đó tẩy.
Diệt côn trùng: nước sắc bách bộ cho thêm ít đường, ruổi uống phải chết tới 60%. Dung dịch bách bộ 1/20 giết chết bọ gậy 100%.
Đốt rễ bách bộ, hơ khói để diệt ruồi, muỗi, bọ chó, rận. Nước sắc rễ bách bộ dùng gội đầu, ngâm quần áo có tác dụng diệt chấy rận.

Lưu ý khi dùng bách bộ

Người bị Tỳ hư, tiêu chảy không nên dùng vị thuốc Bách bộ. Vị này dễ làm thương tổn tới Vị. có tính hoạt trường,vì vậy người Tỳ hư, tiêu chảy cấm dùng.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *