Tỳ giải giúp hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Tỳ giải được biết đến là một trong những vị thuốc thảo dược tự nhiên đem đến rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị sổ tiết niệu, bệnh phong thấp, mụn nhọt, mẩn ngứa ngoài da, bệnh gout… Chính vì thế mà chúng ta có thể thấy được vị thuốc này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày.

đặc điểm nhận biết cây tỳ giải
đặc điểm nhận biết cây tỳ giải

Bệnh phong thấp là gì?

Bệnh phong thấp là bệnh lý về viêm khớp gây ra do tình trạng rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy bệnh không có yếu tố lây nhiễm. Bệnh phong thấp này chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, gây đỏ, sưng, đau, cứng khớp. Ngoài ra, bệnh cũng ảnh hưởng lên nhiều bộ phận khác của cơ thể. Đó là: phổi, tim, mạch máu, da, mắt, dây thần kinh. Chính vì thế mà nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người bệnh.

Đặc điểm cây dược liệu tỳ giải

  • Tỳ giải được xếp vào nhóm các loại cây dây leo có khả năng sống nhiều năm. Thân cây có hình dáng nhỏ, gầy.
  • Lá màu xanh, hình trái tim, có tua cuốn do lá kèm tạo thành. Lá nối với thân bằng một cái cuống dài, nhỏ. Mặt trên lá có 7 -9 gân hoặc nhiều hơn, xuất phát từ 1 điểm ở cuống lá tỏa ra hai bên.
  • Hoa tỳ giải thuộc dạng đơn tính, ra vào mùa hạ hoặc mùa thu. Hoa mọc thành chùm, sắc xanh nhạt
  • Quả kích thước nhỏ, có rìa giống như cánh.
  • Củ tỳ giải được tạo thành từ rễ phình to. Các cạnh của củ không đều nhau, độ dày chừng 2 – 5mm. Phía ngoài vỏ màu vàng, hơi nâu, có rễ nhỏ mọc rải rác xung quanh. Củ cứng, chất bột, vị đắng. Mặt cắt bên trong màu trắng, hơi xám hoặc nâu xám, có bó mạch màu nâu vàng nằm rải rác. Và đây cũng là bộ phận sẽ được dùng để làm thuốc.

Nghiên cứu về thành phần có trong tỳ giải

Củ tỳ giải chứa thành phần chính là tinh bột, cornus officinalis sieb và saponozit (Saponin steroid ), bao gồm 2 hoạt chất:

  • Dioxin
  • Dioscorea sapotoxin

Dùng nhiều tỳ giải có gây tác dụng phụ không?

Rất nhiều người đang thắc mắc việc sử dụng nhiều tỳ giải có gây tác dụng phụ không? Câu trả lời là có nhé bởi chất saponin trong tỳ giải khi sử dụng với liều cao kéo dài có thể gây phá vỡ hồng cầu và dẫn đến nhiều tác dụng phụ bất thường như: Say, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, tiêu lỏng, choáng váng đầu óc. Bên cạnh đó, một số trường hợp cơ địa quá mẫn có thể bị dị ứng với tỳ giải.

tỳ giải hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp
tỳ giải hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

Bài thuốc dùng tỳ giải để hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp

  • Chuẩn bị: 12g tỳ giải, 12g cỏ xước, 12g sơn khương, 16g đan sâm, 8g hắc phụ, 8g chỉ xác
  • Cách dùng: Tán bột mịn, trộn đều với mật vo thành viên hoàn. Mỗi lần lấy 12g uống chung với rượu nóng.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: 20g tỳ giải; 2,4g bách chiểu; 2g cam thảo; 2,4g xuyên quy; 20g hà thủ ô, 2,4g nghiệt bì; 2,4g hồ ma; 1,2g hồng hoa, 20g bạch hành; 1,8g khương hoạt; 20g hồi thảo; 6g quy bản; 2,4g mã kế; 2,4g thạch xương bồ; 2,4g mọc thông; 1,8g xuyên tiêu.

Thực hiện: Sắc lấy nước đặc hòa chung với một ít rượu uống. Trường hợp bị bệnh ở phần trên nên uống sau bữa ăn, ngược lại uống lúc bụng đang đói.

 

XEM THÊM: Tỳ giải giúp lợi tiểu tuyệt vời

“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *