Tác dụng phụ của giảo cổ lam

Vừa mới đây thôi có một vị khách ở Quảng Nam gọi điện cho chúng tôi hỏi rằng: “ Trà giảo cổ lam có tác dụng phụ không”. Vậy trước tiên chúng ta đi tìm hiểu về cây Giảo cổ lam nhé.

Cây Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là hay còn gọi với tên khác là cỏ yếm, dền tòng. Cây giảo cổ lam là dạng cây thảo có thân mảnh, cây đực và cây cái riêng biệt. Nhờ có những tua cuốn đơn ở lá mà chúng có thể leo được. Lá có hình chân vịt và khép kín, hoa nở thành cụm có hình chùy. Mỗi cụm hoa có nhiều bông, màu trắng, những cánh hoa xòe ra và tạo thành hình sao. Bao phấn dính thành đĩa, ở bầu có 3 vòi nhụy. Quả khô có hình cầu, khi chín màu đen, đường kính tầm 5 – 9 mm.

Giảo cổ Lam được chia thành 3 loại: Giảo cổ lam 3 lá, 5 lá và 7 lá. Trong đó, loại Giảo cổ lam 5 lá được cho là có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi và được nghiên cứu kỹ lưỡng nhất.

Giảo cổ lam khô
Giảo cổ lam khô

Tác dụng của Giảo cổ lam

+ Bảo vệ gan

+ Tăng cường hệ miễn dịch

+ Giảm căng thẳng mệt mỏi bảo về thần kinh

+ Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim

+ Chống khối u, cải thiện cuộc sống

+ Giúp hạ đường huyết và chữa trị bệnh tiểu đường.

Tác dụng phụ của giảo cổ lam

Giảo cổ lam là loại trà không chỉ dùng hằng ngày mà còn rất tốt cho sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách sẽ gây nên một số tác dụng phụ, bài viết này sẽ hướng dẫn 1 số biện pháp khắc phục điều này.

Tác dụng phụ của giảo cổ lam cũng không để lại hậu quả nặng nề. Những tác dụng phụ thường là do cơ địa người dùng hoặc cách dùng không đúng như:

  • Lạm dụng giảo cổ lam quá nhiều
  • Giảo cổ lam làm ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể
  • Giảo cổ lam làm ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch và cholesterol
Tác dụng phụ của giảo cổ lam và cách khắc phục
Tác dụng phụ của giảo cổ lam và cách khắc phục

Tác dụng phụ của giảo cổ lam và cách khắc phục

Tác dụng phụ của giảo cổ lam không nhiều và dễ dàng khắc phục

+ Dùng giảo cổ lam bị mất ngủ và khó ngủ : Nếu người bệnh dùng giảo cổ lam vào thời gian trước khi đi ngủ sẽ dẫn tới mất ngủ. Các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng giảo cổ lam vào buổi tối trước khi đi ngủ. Vì trong giảo cổ lam làm kích thích thần kinh, gây hưng phấn.

Cách khắc phục: Bạn nên thay đổi thời gian sử dụng Giảo cổ lam. Nên uống vào buổi sáng và đầu giờ chiều sẽ giúp cơ thể tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.

+ Hạ huyết áp là tác dụng phụ tiếp theo của Giảo cổ lam: Giảo cổ lam có tác dụng hạ huyết áp, ổn định huyết áp. Khi lạm dụng quá nhiều sẽ gây hạ huyết áp đột ngột và gây mệt mỏi.

Cách khắc phục: Nên uống đúng liều lượng chỉ định. Đối với người bị huyết áp thấp nên cho thêm mấy lát gừng vào bình hãm.

+ Dùng trà Giảo cổ lam bị đầy bụng

Trường hợp này có thể là do để trà Giảo cổ lam để qua 1 đêm. Không nên dùng trà Giảo cổ lam để qua 1 đêm vì có thể trà đã bị biến chất. Vì vậy sẽ gây hiện tượng đầy bụng.

Cách khắc phục: Không nên sử dụng trà đã qua 1 đêm.

>>> Xem thêm: Giảo cổ lam hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.

*Lưu ý: Sản phẩm có tác dụng hay không còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Hotline/Zalo: 0976.836.586

Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *