Quế chi – đặc điểm và tác dụng cây quế chi

Quế chi là một trong những loại thảo dược nổi tiếng được sử dụng rất phổ biến trong đông y. Ngoài ra, quế chi còn được dùng để làm hương liệu trong các món ăn thêm hấp dẫn hơn. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về đặc điểm và tác dụng của cây quế chi ngay nhé.

đặc điểm cây quế chi
đặc điểm cây quế chi

Giới thiệu về cây quế chi

Quế chi hay còn được gọi là cây liễu quế, quế thanh, nhục quế. Tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl. Đây là loại cây thân gỗ lớn, có chiều cao từ 10 – 20m. Thân có vỏ nhẵn, màu nâu nhạt. Lá mọc so le, cuống ngắn, lá cứng và giòn, không có răng cưa. Lá hình thuôn dài, màu xanh sẫm, mặt bóng. Mỗi lá có 3 gân, gân lá màu vàng và hiện rõ.

Hoa mọc thành cụm ở nách lá hoặc ở ngọn của cành. Hoa quế chi có màu trắng hoặc vàng nhạt. Hoa nhỏ, mỗi hoa có 4 cánh, nhị màu vàng đậm. Quả hạch, hình trứng, khi chín có bề mặt nhẵn và có màu nâu tím.

Phân bố cây quế chi

Cây quế chi có nguồn gốc Việt Nam, được phát hiện mọc hoang dại trong các kiểu rừng kín thường xanh nguyên sinh. Ngày nay, cây quế chi được xem như một loại cây lâm nghiệp chính nên nó được trồng rất nhiều, đặc biệt ở những vùng miền núi phía bắc như Cao Bằng, Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu, Hà Giang… Loại cây này vừa được trồng để làm dược liệu vừa trồng để lấy gỗ nên mang lại hiệu quả kinh tế cũng rất cao.

Bộ phận được sử dụng

Cành non của cây quế chi sẽ được dùng để làm thuốc, chính vì thế chúng mới có tên gọi là quế chi

thu hái cây quế chi
thu hái cây quế chi

Thu hái và chế biến

Cành con của cây quế thường được thu hái vào mùa xuân. Sau khi hái về có thể đem cắt thành lát mỏng hay miếng và phơi khô trong bóng râm hoặc ngoài nắng nhẹ.

Bảo quản

Mang dược liệu liệu đi đóng gói vào túi nilon, bảo quản nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ấm ướt dược liệu sẽ bị mốc

Tác dụng dược lý của cây quế chi

Theo y học cổ truyền

  • Công dụng: Hoạt huyết, trừ hàn, tăng tiết mồ hôi, làm ấm kinh lạc, giảm hội chứng ngoại sinh.
  • Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, đau khớp, đau bụng lạnh, phù thũng, huyết hàn bế kinh, đánh trống ngực, cổ họng có đờm.

Theo y học hiện đại

  • Các thành phần trong quế chi giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết, kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hô tấp.
  • Tăng cường nhu động ruột, kích thích co mạch và co bóp tử cung.
  • Ức chế vi nấm.
  • Tiêu diệt các gốc tự do, chống xơ vữa động mạch, đồng thời hạn chế hình thành khối u.
tác dụng cây quế chi
tác dụng cây quế chi

Lưu ý khi sử dụng quế chi

Vị thuốc quế chi mặc dù có tác dụng trị bệnh rất tốt nhưng tuyệt đối không dùng trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai
  • Người âm hư hỏa vượng
  • Xuất huyết hay có tổn thương ở yết hầu

Để đảm bảo nhất chúng ta nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé!

 

XEM THÊM: Một số bài thuốc từ cây trâu cổ

 

“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *