Phương pháp trồng và thu hái cây ké đầu ngựa

Phương pháp trồng và thu hái cây ké đầu ngựa. Ké đầu ngựa là một loại thảo dược quý, với công dụng hỗ trợ chữa bệnh và khả năng sinh sôi ấn tượng thì đã bao giờ chúng ta tự đặt ra câu hỏi về phương pháp trồng, thu hái cây ké đầu ngựa ? Cùng tìm hiểu nhé.

Cây ké đầu ngựa

Cây ké đầu ngựa
Cây ké đầu ngựa

Tên gọi khác: Thương nhĩ – Phắt ma – Mác nháng

Tên khoa học: Xanthium strumarium L.

Họ: Cúc (Compositae = Asteraceae)

Mô tả dược liệu

Ké đầu ngựa là cây thảo, sống hàng năm, cao từ 0.5 đến 1m, phần thân có khía

Lá mọc so le, phiến lá chia thuỳ không đều, mép lá khía răng cưa, gân lá hình chân vịt, thân và lá có lông ngắn

Hoa tự đầu, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành

Quả giả, hình thoi, ngoài có gai cứng, đầu quả có hai móc, trong chứa hai quả thật

Địa điểm phân bố

Cây xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ những bãi cỏ hoang, bờ ruộng, bìa rừng, sườn đồi, rìa đường…

>> Xem thêm: Bà bầu có nên uống nước quả La Hán không ?

>> Xem thêm: Uống trà hoa vàng có tốt không ?

Phương pháp trồng và thu hái cây ké đầu ngựa

Phương pháp trồng và thu hái cây ké đầu ngựa
Phương pháp trồng và thu hái cây ké đầu ngựa

Là cây dại nhưng ké đầu ngựa cũng được trồng ở nhiều vườn dược liệu, bệnh viện và kể cả một số gia đình để phục vụ làm thuốc chữa bệnh.

Phương pháp trồng

Phổ biến nhất đó là phương pháp gieo bằng hạt.

Gieo hạt ké vào đầu năm âm lịch.

Trồng dược liệu này tránh nơi ngập úng, nhiều sỏi đá.

Khi gieo hạt

  • Cần làm đất nhỏ, nhổ sạch cỏ.
  • Đánh luống cao khoảng 20cm.
  • Bón lót bằng phân chuồng.
  • Mỗi lỗ cho khoảng 3 hạt ké đầu ngựa, đào cách nhau 30 x 30 cm hoặc rộng hơn.
  • Phủ đất cho kín hạt và tưới nước thường xuyên để cây mọc sau 10 ngày.
  • Khi cây con cao khoảng 10cm thì đem ra trồng riêng lẻ, mỗi cây cách nhau khoảng 20cm.

Trong quá trình chăm sóc cây

  • Dùng phân đạm để tưới cho cây lúc còn nhỏ hoặc khi ké đầu ngựa đơm hoa.
  • Chú ý vun xới và làm cỏ sạch sẽ để cây phát triển tốt nhất và không sâu bệnh.
  • Ké đầu ngựa cho thu quả sau khoảng 4 – 5 tháng gieo trồng.

Quá trình thu hái

Thời gian thu hái cây ké đầu ngựa thường không đều, thường sẽ nhổ cả cây, kết hợp phơi và lấy quả trong tháng 6 , 7

Theo nghiên cứu thì dược tính của ké đầu ngựa phần nhiều là ở thân cây và quả. Nên thường chỉ thu hoạch 2 bộ phận này để làm thuốc.

Công dụng và một số bài thuốc từ cây ké đầu ngựa

Công dụng hỗ trợ chữa bệnh:

  • Giảm cường độ co bóp của tim, giảm thân nhiệt, lợi tiểu
  • Phần rễ ké đầu ngựa giúp giảm đường huyết
  • Chống dị ứng, kháng histamin
  • Ức chế thần kinh trung ương
  • Kháng viêm
  • Tăng nhu động ruột trên thỏ và gây phong bế tim ếch

Một số bài thuốc:

  • Bài thuốc trị mụn nhọt, lở loét
  • Bài thuốc trị đau răng
  • Bài thuốc trị viêm xoang
  • Bài thuốc trị sỏi thận
  • Bài thuốc chữa bệnh đau ở xương do phong tê thấp
  • Bài thuốc chữa mề đay
  • Bài thuốc trị sổ mũi, xoang
  • Bài thuốc chữa mờ, hoa mắt….

Một vài lưu ý khi dùng ké đầu ngựa

Phụ nữ đang mang thai và trẻ em không nên sử dụng các bài thuốc trên.

Tùy theo cơ địa mỗi người mà bài thuốc phát huy tác dụng vì vậy khi sử dụng các bài thuốc trên bạn phải kiên trì.

Kiêng thịt heo khi dùng thuốc

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có hỗ trợ điều trị bệnh tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Địa chỉ tìm mua cây ké đầu ngựa tại Hoà Bình

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HOÀ BÌNH

Địa chỉ: thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Số điện thoại: 0976 836 586 – 0971 477 860

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *