Ké đầu ngựa hỗ trợ điều trị phong hủi

Ké đầu ngựa hỗ trợ điều trị phong hủi. Ké đầu ngựa tuy mọc hoang dại khắp cả nước nhưng nếu biết cách sử dụng, loại cây này sẽ là một loại dược liệu quý khi có thể hỗ trợ điều trị khá nhiều căn bệnh một cách hiệu quả, trong đó có phong hủi. Cùng tìm hiểu nhé.

Bệnh phong hủi

Bệnh phong hủi
Bệnh phong hủi

Khái niệm bệnh

Bệnh phong hủi là một loại bệnh truyền nhiễm mãn tính do tác nhân là vi khuẩn Mycobacterium Leprae gây ra.

Cho đến nay, cơ chế lây truyền chính xác của bệnh này vẫn chưa được xác định rõ.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng bệnh có thể lây truyền qua

  • sự tiếp xúc giữa người bị bệnh và người khỏe mạnh.
  • qua đường hô hấp.
  • côn trùng và vật trung gian.

Hậu quả

  • Ảnh hưởng tới các dây thần kinh của tứ chi, da, niêm mạc mũi và đường hô hấp trên.
  • Gây viêm loét da, tổn thương thần kinh và yếu cơ.
  • Rụng tóc và rụng lông, đặc biệt là lông mày, lông mi…
  • Nghẹt mũi mãn tính, chảy máu cam và xẹp vách ngăn mũi.
  • Viêm mống mắt.
  • Tăng nguy cơ bị bệnh tăng nhãn áp (gây tổn thương đến thần kinh thị giác, gây mù lòa)
  • Suy thận.
  • Giảm năng lực sinh lý…

Triệu chứng

  • Tổn thương trên da, mất cảm giác.
  • Da xuất hiện các vệt màu.
  • Yếu cơ, tê bì ở cánh tay, bàn chân, bàn tay và chân.

Phân loại mức độ của bệnh

MĐ1: Trên da xuất hiện các đốm màu phẳng, có cảm giác tê liệt nhẹ.

MĐ2: Có các tổn thương tương tự như mức độ nhẹ nhưng xảy ra rộng rãi và nhiều hơn.

MĐ3: Xuất hiện các mảng đỏ trên da, tê và sưng hạch bạch huyết.

MĐ4: Nhiều tổn thương da bao gồm tổn thương da phẳng nổi da gà, nốt sần… cảm giác tê bì xảy ra nặng hơn.

MĐ5: Nhiều tổn thương nghiêm trọng, có xảy ra nhiễm trùng.
Rụng tóc.
Các tổn thương liên quan đến dây thần kinh nghiêm trọng hơn, tê yếu hay thậm chí là mất cảm giác tứ chi.

>> Xem thêm: Hỗ trợ điều trị bướu cổ với ké đầu ngựa

>> Xem thêm: Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa với ké đầu ngựa

Ké đầu ngựa hỗ trợ điều trị phong hủi

Ké đầu ngựa hỗ trợ điều trị đau răng
Ké đầu ngựa hỗ trợ điều trị đau răng

Thảo dược ké đầu ngựa

Tên thường gọi: Ké đầu ngựa

Tên gọi khác: Thương nhĩ, phắc ma

Tên nước ngoài: Rough cocklebur, common cocklebur, sheepbur…

Tên khoa học: Xanthium strumarium L.

Họ: Cúc (Asteraceae)

Là loài xuất hiện với mật độ nhiều và xuất hiện ở khắp mọi nơi trong tự nhiên

Ké đầu ngựa có thể nhận biết bằng một số đặc điểm như

  • Cây nhỏ, màu lục, là hình tym có răng cưa
  • Quả xù xì, có hai sừng ở đầu, xung quanh là gai nhỏ

Cách trồng và bào chế

Có thể trồng trong điều kiện tự nhiên và có thời gian thu hoạch (phần thân và quả) vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 9

Thu hoạch

  • Nhổ loại bỏ các phần không dùng được cùng tạp chất rồi đem rửa sạch, tách riêng quả.
  • Phơi khô dưới nắng 3 – 4 ngày hoặc sấy bằng máy công nghiệp ở khoảng 50 độ C.
  • Đóng  gói và bảo quản ở nơi khô ráo, tránh để nhiễm ẩm, mốc, mối mọt.

Ké đầu ngựa hỗ trợ điều trị phong hủi

  • Thương truật 600g, quả ké đầu ngựa 120g.
  • Sao vàng tán nhỏ, trộn với nước hồ gạo hoặc nước cơm, giã nhuyễn, làm viên bằng hạt ngô.
  • Ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước nguội.

Dùng ngoài:

  • Lá ké đầu ngựa, lá cà độc dược, lá trắc bá, lá cau, lá khổ sâm, lá ngải cứu, lá thông và lá quýt nấu nước xông, sau đó dùng nước để tắm.
  • Dùng liên tục trong 10 ngày.

*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có hỗ trợ điều trị bệnh tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Tìm mua ké đầu ngựa tại Hoà Bình

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HOÀ BÌNH

Địa chỉ: thôn Om Làng, xã Cao Dương, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình

Số điện thoại: 0976 836 586 – 0971 477 860

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *