Huyền sâm có mấy loại?

Như chúng ta được biết huyền sâm là một loại thảo dược được dùng phổ biến trong y học cổ truyền nhưng lại thường bị nhầm lẫn với đẳng sâm. Dù thuộc chung một họ hàng nhưng huyền sâm mang trong mình nhiều đặc điểm và công dụng khác nhau. Tuy nhiên rất nhiều người có thắc mắc rằng huyền sâm có mấy loại? nên sử dụng loại nào là tốt nhất? Để giải đáp những thắc mắc trên chúng ta cùng đi tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

<<<XEM THÊM: Dùng huyền sâm giúp hạ sốt như thế nào?

Huyền sâm là gì?

HUYỀN SÂM CÓ MẤY LOẠI?
HUYỀN SÂM CÓ MẤY LOẠI?

Huyền sâm hay còn chính là phần rễ cây huyền sâm được sấy khô. Nó có màu đen nên mọi người cũng hay gọi là hắc sâm, nguyên sâm. Huyền sâm có chứa nhiều thành phần dược tính và các chất hóa học như harpagid, scrophularin, phytosterol, tinh dầu, acid béo, chất đường.

Huyền sâm xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc và được Y học cổ truyền Việt Nam ứng dụng trong các bài thuốc đông y. Bộ phận quan trọng nhất của huyền sâm chính là rễ. Tại Việt Nam chúng phân bố nhiều tại các vùng nhiệt đới núi cao 1000 đến 1500 m và sinh trưởng mạnh vào mùa hè, huyền sâm có thể tự mọc khi quả rơi vào đất mà không cần sự chăm sóc từ con người.

Huyền sâm có mấy loại?

Huyền sâm có họ hàng khá đa dạng, nhưng loại sâm này có 3 loại chính, mặc dù có quy trình chế biến khác nhau nhưng về mục đích sử dụng và giá trị dinh dưỡng là tương đương nhau.

  • Thổ huyền sâm: Có nguồn gốc chính từ Tứ Xuyên (Trung Quốc), chỉ được trồng vào đầu mùa hè và tiến hành thu hoạch vào mùa thu.
  • Quảng huyền sâm (Scrophularia ningpoensis Hemsl) là loại cây thân cỏ có hình vuông sống lâu nă, độ cao khoảng 1m – 1,7m. Mặt sau lá và trên cây non có lông ngắn mọc xum xuê. Lá mọc đối nhau, hình trứng hẹp, đầu nhọn, có cuống rộng hơn cuống lá Thổ huyền sâm, mép lá có răng cưa đều đặn, lá cũng dày hơn lá Thổ huyền sâm. Về mùa hè cây ra bông, tụ họp thành chùy, phần ống tràng giống như chiếc tách, rìa cánh hình môi, màu tím đỏ. Quả bế đôi nhỏ, hình trứng. Rễ củ tương đối lớn mập, hình búa, vỏ màu nâu xám ruột trắng sau khi chế biến khô thì tự trở nên màu nâu đen.
  • Dã huyền sâm (Scrophularia oilhami Oliv) về hình thức bên ngoài thì cực kỳ giống cây Quảng huyền sâm, chỉ khác là đuôi lá của dã huyền sâm thì nhọn nhỏ, mặt phẳng nhẵn, thân không có lông, hoa dạng bông dài nhỏ, tràng màu vàng xanh nhạt, củ gầy gò, mọc hoang dại ở vùng Đông Bắc tỉnh Sơn Đông- Trung Quốc.

Tác dụng dược lý của huyền sâm

Huyền sâm có mấy loại?
Huyền sâm khá đa dạng nhưng có tác dụng tương đương nhau

Theo nghiên cứu y dược hiện đại

Tác dụng kháng khuẩn, trị nhiều nhiều bệnh ngoài da.

Huyền sâm có tác dụng tăng huyết áp.

Tác dụng làm tăng lưu lượng máu của mạch vành.

Bên cạnh đó, huyền sâm còn có tác dụng hạ nhiệt rất tốt.

Theo Y học cổ truyền

Huyền sâm thường có vị đắng, ngọt, tính mát, quy vào kinh Phế, Thận. Vị thuốc có tác dụng tư âm giáng hỏa, sinh tân, lương huyết giải độc, hoạt trường và nhuận táo. 

Chủ trị sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, miệng lưỡi lở, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa và táo bón. Nó còn có tác dụng tán kết, nhuyễn kiên ứng dụng trong làm mềm các khối u rắn và tích hòn khối trong cơ thể.

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *