Công dụng của cây núc nác, một số bài thuốc dùng núc nác

Cây núc nác được biết đến như một vị thuốc nam hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Công dụng của cây núc nác thế nào? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây.

Mô tả

Cây thân nhẵn, cao từ 5 -10m. Vỏ vây màu xám tro, mặt trong màu vàng nhạt. Lá to dài khoảng 1.5m, mọc đối, xẻ 2-3 lần lông chim. Lá chét hình trái xoan nguyên, dài khoảng 7 -14cm, rộng 4 -8cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn các cành. Hoa hình chuông dài khoảng 40 -80cm màu đỏ sẫm. 5 cánh hoa chia 2 môi, nhị 5 (4 cái đều và 1 cái hơi ngắn hơn). Quả dẹt và cong, dài khoảng 50-80cm, rộng 4 – 4cm. Khi chín nứt thành 2 mảnh. Hạt hình bầu dục, có cánh mỏng bao quanh.

Cây núc nác
Cây núc nác

Cây núc nác có thể tìm thấy ở vùng đồi núi, rừng thứ sinh, nơi có độ cao khoảng 900m. Cây được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới như: Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc, … Ở Việt Nam, thường gặp ở các tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, vùng núi Tây Bắc, Thanh Hóa, ….

Xem thêm >>> Cách trồng, thu hoạch và bảo quản cây núc nác

Thành phần hóa học

Vỏ cây núc nác chứa Tanin, Ancaloid, một số dẫn xuất Flavonoid ở dạng tự do hay Heterozid. Những dẫn xuất Flavonoid thường thấy là: Oroxylin A, Baicalein hay noroxylin, Chrysin, Teniu.

Hạt Núc nác chứa chất kiềm màu vàng, một chất dầu béo chứa 80.4% axit oleic, các axit panmitic, stearic, ellagic, có thể cả axit lignoxeric. Theo nghiên cứu, có thể tìm thấy 19 hợp chất khác nhau được phân lập từ hạt.

Vỏ rễ chứa chrysin, baicalein, biochanin-A, và acid ellagic. Vỏ quả chứa Oroxylin A, chrysin, triterpene axit cacboxylic và axit ursolic.

Công thức hóa học của flaonoid
Công thức hóa học của flaonoid

Dược tính của núc nác

Vỏ núc nác có chứa Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân độc hại. Nó có tác dụng ức chế giai doạn cấp tính của phản ứng viêm và làm giảm tính thấm của màng mao mạch.

Chế phẩm nunacin được bào chết từ flavonoid được dùng để điều trị bệnh vảy nến. Ngoài ra nunacin còn được dùng để điều trị hen phế quản, tổ đỉa, mề đay mà không gây tác dụng phụ.

Vỏ và quả núc nác có tác dụng ức chế co thắt gây ra bởi acetylcholine và histamin.

Công dụng của núc nác

Vỏ núc nác được sử dụng chữa các bệnh vàng da, dị ứng, mẩn ngứa, ho khan, viêm họng, viêm phế quản, đau dạ dày, kiết lỵ, phát ban, sởi, … Ngày chỉ nên dùng từ 8 – 16g dưới dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng.

Hạt núc nác chữa đau dạ dày, đau bụng, ho lâu ngày, lở loét, mụn nhọt, … Chỉ được dùng 2 -3g hạt 1 ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc sấy khô tán nhỏ.

Hạt núc nác dùng chữa ho lâu ngày
Hạt núc nác dùng chữa ho lâu ngày

Tại Ấn Độ, người dân sử dụng vỏ rễ cây núc nác làm thuốc chữa kiết kỵ, thấp khớp, làm toát mồ hôi. Vỏ rễ đem đun với dầu vừng để chữa chảy mủ tai. Quả non được dùng để thanh nhiệt, lợi tiêu hóa. Hạt làm thuốc tẩy.

Ở Malaysia, lá cây núc nác dùng sắc nước uống chữa đau dạ dày và thấp khớp; dùng ngoài da chữa nhức đầu và các bệnh lở loét. Vỏ và hạt được dùng trong thú y.

Xem thêm >>> Tác dụng thanh nhiệt giải độc của cây núc nác

Lưu ý khi dùng núc nác

  • Núc nác tính hàn, tuyệt đối không sử dụng cho người tỳ vị hư hàn.
  • Không dùng cho người bị bệnh đầy bụng, đi ngoài phân lỏng, đau bụng tiêu chảy.
  • Hạn chế dùng cho bệnh nhân cảm lạnh kèm ho, nóng sốt, chảy nước mũi.

Một số bài thuốc dùng núc nác

Điều trị đau tức sườn bên phải, nước tiểu đỏ do can khí uất kết, vàng da

Bài thuốc 1:

Sử dụng 16g núc nác, cối xay, chó đẻ răng cưa, cơm rượu, rễ cỏ tranh; 12g Sài hồ, Thành bì, xa tiền, cam thảo, 12g Tam thất. Sắc thành thuốc, chia thành 2 lần uống trong ngày. Mỗi ngày một thang thuốc.

Bài thuốc 2:

Sử dụng 16g núc nác, 16g Sài Hồ, 16g Cỏ nhọ nồi, 12g Chi tử (Hạt dành), 12g Đan bì, 12g Bạch thược, 12g Nhân trần, 12g Xa Tiền, 12g Cam thảo. Sắc thành thuốc uống, chia uống 2 lần trong ngày. Mỗi ngày một thang.

Điều trị viêm da dị ứng, dị ứng da, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa

Bài thuốc 1:

Sử dụng 16g mỗi loại vỏ Núc nác sao vàng, Kim ngân hoa, lá cơm rượu, Sài hồ, Sài đất; 10g mỗi loại Phòng phong, hạt Dành dành, Uất kim,  cam thảo. Sắc thành thuốc chia thành 2 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 2:

Sử dụng 16g vỏ Núc nác, 14g Lá Đơn tướng quân, 14g Ké đầu ngựa, 16g Kim ngân hoa, 10g Tô mộc, 10g Trần bì, 12g Cú hoa. Sắc thành thuốc chia 2 lần uống trong ngày.

Điều trị ban trái, sởi ở trẻ em

Sử dụng Núc nác, liên kiều, kinh giới mỗi vị 6g. Kim ngân hoa, mã đề, hồng hoa Bạch, sài hồ, đương quy mỗi vị 4g, sài đất 5g. Sắc thành thuốc chia 3 – 4 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Công dụng của cây núc nác được rất nhiều thầy thuốc nghiên cứu. Núc nác là dược liệu được ứng dụng để chữa rất nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, để bảo đảm đảm bảo cũng như thành công, người bị bệnh bắt buộc trao đổi với thầy thuốc cũng như bài thuốc trước lúc dùng vị thuốc.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TINH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BINH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976836586

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

* Lưu ý: Tác dụng của thảo dược đối với sức khỏe tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *