Cỏ nhọ nồi(cỏ mực) với tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

Cỏ nhọ nồi(cỏ mực)  với 5 tác dụng hỗ hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu. Bệnh tiết niệu là căn bệnh dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm. Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực từ lâu đã có mặt trong bài thuốc thần dược trị dứt điểm chứng viêm đường tiết niệu. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu tác dụng của nó đối với căn bệnh này nhé!

>>>XEm thêm: Cỏ nhọ nồi(cỏ mực) hạ sốt cực kỳ hiệu quả cho trẻ tại nhà

Giới thiệu về cỏ Nhọ nồi(cỏ Mực)

Cỏ nhọ nồi hay còn được gọi là cỏ mực là một loại mộc hàng năm có nhiều nhánh, cao khoàng 90 cm.  Cây mọc ở những nơi thoát nước kém trên thảo nguyên đất đen ẩm, bùn lấy ven ao, sông, mương.  Hoặc những nơi thoát nước dưới ruộng, vườn, bãi.

nhọ nỗi trị tiết niệu
Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực

Lá  hình cây lá, xám xanh, có gân, một số lá có lông mỏng và ngắn, thay đổi nhau.  Đầu hoa có đường kinh đến 1 cm.  Trắng cụm hoa không có cuống, ở trên đầu hoặc tận cùng.

Quả có màu nhạt đến đen. Đỉnh có những sợi dây ngắn, thương màu trắng, dễ gãy.  Nhưng hai phần nhô ra như sừng thường không có lông.

Theo Y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua tính lương vào hai kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, chỉ huyết lỵ. Dùng chữa can thận âm kém, lỵ và ỉa ra máu, làm đen râu tóc.

Thành phần dược chất của cỏ nhọ nồi(cỏ mực)

Theo các nhà nghiên cứu trước, trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tannin, chất đắng, carotene và chất ancaloit gọi là ecliptin. Có sách nói chất ancaloit là nicotin.

Năm 1959 Govindachari T.R và đồng sự đã chiết được từ cỏ nhọ nồi một chất wedelolacton là một cumarin lacton. Sau đó tác giả cũng thấy chất này trong cây sài đất (công thức wedelolacton, xem ở cây sài đất).

Ngoài wedelolacton, năm 1972 K.K Bharagava (Ind.J.Chem 8,72:810) còn tách được demetyl wedelolacton và một flavonozit chưa xác định.

Tác dụng hỗ hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu của cỏ Nhọ nồi(cỏ Mực)

Cỏ nhọ nồi có đặc tính nổi bật là kháng khuẩn và chống nhiễm trùng. Vì thế mà nó đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Theo thống kê dịch tễ cho thấy có khoảng 80% nguyên nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn E.coli. Cỏ mực là loại thảo dược quen thuộc dùng trong các bài thuốc do tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, cầm máu, giảm đau tốt. Các hoạt chất trong cỏ mực có khả năng ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẩn huyết trong các trường hợp viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Đây cũng là nhờ đặc tính kháng khuẩn và khả năng lợi tiểu của dược liệu này.

Ngoài ra, công dụng giảm đau của cỏ nhọ nồi đã giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng khó chịu do viêm tiết niệu gây ra. Nhóm các nhà khoa học tại Đại học Dược KM Kundnani đã thực hiện công trình nghiên cứu nhằm chứng minh hoạt tính giảm đau của Nhọ nồi. Kết quả cho thấy dịch chiết Nhọ nồi trong ethanol và các alcaloid cô lập của thảo dược này phát huy hiệu lực giảm đau tốt trên tất cả các mô hình gây đau thử nghiệm. Nhờ đó, Nhọ nồi được sử dụng rộng rãi giúp giảm đau trong chứng tiểu đau buốt,  đau thận, đau bàng quang,…

nhọ nồi trị tiết niệu
Cỏ nhọ nồi có nhiều tác dụng tốt cho bệnh tiết niệu

Một số bài thuốc trị viêm đường tiết niệu kèm theo sỏi của cỏ nhọ nồi(cỏ mực)

Bài thuốc trị sỏi tiết niệu, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đục

– Nguyên liệu: Cỏ Nhọ nồi 20g, Bạch mao căn 30g, Râu ngô 30g, Bông mã đề 30g

– Cách thực hiện: Rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang

Bài thuốc trị viêm tiết niệu kèm sỏi tiết niệu đái ra máu

– Nguyên liệu: Cỏ nhọ nồi 20g, Sinh địa 20g, Lá mộc thông 16g, Cam thảo đất 16g

– Cách thực hiện: Rửa sạch, sắc uống ngày 1 thang

Một số lưu ý khi sử dụng cỏ nhọ nồi trị viêm tiết niệu

Tuy được xem là loại thảo dược lành tính, dùng được cho nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên vẫn cần cẩn trọng khi sử dụng loại thuốc này.

  • Không dùng cỏ mực làm thuốc cho phụ nữ có thai do có nguy cơ gây sảy thai.
  • Đối tượng trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận khi dùng, cần hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng, cách dùng.
  • Không dùng cỏ mực cho người tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng, đi ngoài sống phân, viêm đại tràng mãn tính
  • Chỉ nên dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, mới mắc. Nếu tình trạng bệnh nặng lên cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Việc kết hợp nhiều loại dược liệu cần có sự đồng ý của bác sĩ để tránh tương tác gây dị ứng, tác dụng không mong muốn.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *