Cây Rau Mương là cây gì?

Cây Rau Mương là cây gì? Cây rau mương còn được gọi bằng những cái tên như: Rau lục, rau mương thon, rau mương đất, rau mương nằm… Đây là một loại thực vật mọc dại, phổ biến ở khu vực nông thôn. Loại cây này thường được người dân sử dụng để chữa nhiều bệnh lý như tiêu chảy, tiểu đường, viêm họng và đặc biệt là đau dạ dày.

Cây rau mương là cây gì? 

Rau mương là loại cây rất quen thuộc với người dân nông thôn với những đặc điểm nhận diện đặc trưng.

rau mương là cây gí
Cây Rau Mương

Đặc điểm sinh thái

Cây rau mương tại nhiều địa phương còn có tên gọi là rau lục. Đây là loại cây thuộc bộ Sim và họ dừa nước. Cây có các đặc điểm nhận diện như sau:

Chiều cao: Cây có chiều cao trung bình khoảng 25 – 50cm tùy thuộc vào độ ẩm của khu vực sống.

Hình dạng: Cây mọc thường mọc thẳng đứng, có phân nhánh, hình dạng thân và cành sẽ có 4 góc tù.

Lá cây: Lá của cây mang màu xanh lục, thuôn dài và nhọn ở phần đuôi. Hoa: Hoa thường mọc thành cụm, không có cuống và có màu vàng đặc trưng, thường mọc ở vị trí nách lá.

Quả: Quả có hình trụ, nhẵn và hơi phồng lên ở phần đỉnh. Mỗi quả cây rau mương có thể dài tới 2 – 3cm.

rau mương là cây gí

Phân bố

Rau mương thường phân bố nhiều ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Philippin, Việt Nam và ở châu Mỹ như Brazil. Đây đều là những nơi có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển.

Ở nước ta, loại cây này thường mọc chủ yếu ở khu vực ẩm ướt, nhiều nước như ở bờ ruộng, hồ nước,….Nó được tìm thấy nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Lào Cai, Quảng Trị, Huế hay các tỉnh miền Nam như Tây Nguyên, ĐBSCL,…

Bộ phận dùng – thu hái – sơ chế

Tất cả các bộ phận của rau mương đều có có thể sử dụng để điều chế thuốc. Thân, lá, hoa và quả của cây khi thu hái về có thể dùng trực tiếp lúc tươi hoặc phơi khô  để bảo quản sử dụng lâu dài.

Rau mương là loại cây mọc dại tuy nhiên, chúng ta cũng có thể trồng chúng bằng ngay tại nhà để có thể thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên, tốt nhất chúng ta nên thu hoạch cây này vào vụ hè thu để đảm bảo dược tính trong cây qua đó giúp gia tăng công dụng chữa bệnh.

Để bảo quản, rau mương cần đem rửa sạch rồi cắt nhỏ thành từng khúc bằng đốt tay sau đó phơi hoặc sấy khô. Dược liệu nên buộc kín bằng túi bóng, để nơi khô mát, tránh ẩm thấp và cả ánh nắng mặt trời.

Tác dụng chữa bệnh của cây Rau mương

Theo y học cổ truyền hay y học hiện đại thì cây rau mương mang nhiều tác dụng chữa bệnh như viêm họng, viêm amidan, tiêu chảy hay đau dạ dày.

Từ xa của, người dân một số địa phương đã dùng phần đọt non của rau mương để chế biến thành món ăn, nhất là nấu canh. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh ứng dụng rộng rãi trong y học cổ truyền.

Theo ghi chép từ y học cổ truyền, cây rau mương có vị ngọt nhẹ, tính mát, mang nhiều tác dụng trong việc thanh nhiệt, tiêu độc, trừ thấp, tiêu viêm, tiêu thũng. Đặc biệt nó cũng hữu ích cho người mắc các bệnh lý phổ biến như tiêu chảy hay kiết lị.

Chính vì vậy, dân gian thường dùng rau mương để chữa các bệnh như:

  • Sốt, cảm mạo ở cả trẻ em và người lớn.
  • Trị viêm họng, viêm amidan.
  • Chữa viêm ruột do nguyên nhân tiêu chảy.
  • Chữa bệnh lý đau dạ dày do vi khuẩn HP gây nên.
  • Trị mụn nhọt sưng đau.

Để chữa một số bệnh lý kể trên, người ta thường sử dụng cây rau mương tươi hoặc khô để sắc lấy nước uống. Trong nhiều trường hợp, nó cũng có thể kết hợp với nhiều vị thuốc khác để gia tăng hiệu quả trị bệnh.

rau mương là cây gí
Rau mương khô

Một số bài thuốc từ cây rau mương

Dưới đây là một số bài thuốc từ cây rau mương được ứng dụng rộng rãi trong dân gian:

  • Bài thuốc trị đầy bụng, tiêu chảy: Dùng lá rau mương tươi rửa sạch, sau đó đem đi giã nát rồi vắt lấy nước uống hàng ngày.
  • Bài thuốc trị bệnh tiểu đường: Lấy 15 gram rau mương, 1 nắm lục bình, chuối hột, bông dừa nước, dây mây, cam thảo, 20 gram khổ qua sắc cùng với 3 chén nước. Sau đó, chia thành 2 lần và uống trong ngày.
  • Bài thuốc trị viêm amidan và viêm họng: Bạn dùng lá rau mương tươi, sau đó đem đi rửa sạch và nhai trực tiếp rồi nuốt phần nước và bỏ bã.
  • Bài thuốc trị ung nhọt, chín mẻ, áp xe: Bạn dùng lá rau mương tươi rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, bạn đem rau mương đi giã nát và đắp lên da. Để tăng thêm hiệu quả, bạn có thể kết hợp dùng  30 đên 40 gram rau mương sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng cây rau mương chữa bệnh

Những công dụng của cây rau mương là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, để cải thiện các bệnh lý một cách hiệu quả nhất mà không gây ra các phản ứng phụ. Thì bạn cần lưu ý một vài vấn đề sau đây:

  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cây rau mương để điều trị chứng bệnh nào đó.
  • Hiện nay chưa có khuyến cáo về tác dụng phụ của cây rau mương, thế nhưng khi sử dụng bạn cũng không nên dùng quá nhiều, quá lạm dụng loại cây này.
  • Công dụng, hiệu quả của bài thuốc từ cây rau mương còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang điều trị với thuốc đông máu tuyệt đối không nên tùy tiện sử dụng cây rau mương.
  • Rau mương thường phát triển ở vùng sông ngòi, có nguy cơ ô nhiễm cao nên bạn cần thận trọng khi lấy cây để sử dụng.
  • Nếu dùng cây rau mương một thời gian mà không thấy hiệu quả. Nên ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ để có cách điều trị thích hợp nhất.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *