Cây huyết giác – Đặc điểm nhận biết cây huyết giác

Thông thường, các vị dược liệu dùng làm thuốc trong Đông y sẽ được làm từ thân, lá, rễ hoặc quả của cây dược liệu. Ngoài ra, cũng có những vị thuốc khá đặc biệt được làm từ những bộ phận đặc biệt của cây. Một trong số đó là cây huyết giác có thành phần cấu tạo nên thuốc là chất gỗ đỏ. Cùng dược liệu Hòa Bình tìm hiểu về các đặc điểm nhận dạng cây huyết giác nhé.

Giới thiệu về cây huyết giác

Cây huyết giác hay còn có tên gọi khác là Cây xó nhà, Trầm dứa, Giác máu, Huyết giáng ông, Cau rừng, bồng bồng, Huyết giác Nam Bộ.

Tên khoa học: Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep).

Thuộc họ: Hành Alliaceae.

Đặc điểm cây huyết giác

đặc điểm cây huyết giác
Đặc điểm thực vật cây huyết giác

Cây huyết giác là một loại cây nhỏ, cao khoảng 1m đến 1,5m, cũng có thể cao tới 2 – 3m, sống lâu năm. Thân phân thành nhiều nhánh, cây to có đường kính từ 20 đến 25cm.

Lá hình lưỡi kiếm màu xanh tươi, khá cứng, có chiều dài trung bình từ 25 đến 80cm, mọc cách nhau. Lá khi rụng thường để lại vết sẹo trên thân.

Hoa mọc thành chùm, ho tụ từng 2 – 4 hoa gần nhau, có màu lục vàng nhạt.

Quả mọng hình cầu, đường kính khoảng 1cm, khi khô có màu đen.

Mùa ra hoa và quả thường từ tháng 2 đến tháng 5.

Phân bố

Cây huyết giác phân bố nhiều nơi trên thế giới như ở Campuchia, Trung Quốc và Việt Nam.

Ở Việt Nam thường mọc hoang tại các vùng núi đá xanh vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hòa Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh,…

Bộ phận được sử dụng

Bộ phận được dùng làm dược liệu chính là phần gỗ màu đỏ nâu trong cây huyết giác già, lâu năm, chết mục, bỏ chỗ gỗ mục,…

Thu hái, chế biến và bảo quản

Cây huyết giác có thể thu hái quanh năm. Dược liệu sau khi thu hái về, đem rửa sạch, phơi khô. Hoặc đem thái thành miếng dài 3 – 5cm, dày 3 – 5mm khi dược liệu còn mềm, ấm.

Dược liệu cần bảo quản nơi khô ráo.

Thành phần hóa học

đặc điểm cây huyết giác
Cây huyết giác chứa nhiều thành phần hóa học có lợi

Chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về thành phần hóa học của dược liệu này. Cũng có nghiên cứu đưa ra trong huyết giác có chất màu đỏ tan trong cồn, axeton, axit, không tan trong ete, clorofom và benzen mà không thấy antoxian, không thấy carmin và chất nhựa.

Phần nhựa trong gỗ huyết giác có dracoresinotanol chiếm 57 – 82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%.

Công dụng của cây huyết giác

Huyết giác đem lại những lợi ích cho cơ thể như :

  • Hỗ trợ bổ máu, lợi máu,
  • Hỗ trợ hoạt huyết, lợi khí,
  • Chữa các vết thương do máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương,… 
  • Giúp chóng tình trạng đông máu hiệu quả.
  • Hỗ trợ chữa mụn nhọt, tê môi.
  • Trị chứng thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi mất ngủ, ngực tức.
  • Hỗ trợ trị thoát vị đĩa đệm, giảm cơn đau phong thấp
  • Chữa chứng chảy máu cam.
  • Trị bệnh lý thận hư gây đau mỏi, tiểu nhiều,…

<<<xem thêm: Một số món ăn từ huyền sâm bạn nên biết

Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976 836 586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *