Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím. Trung tâm cây giống Tam Đảo xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một ngày mới vui vẻ. Sa nhân tím chắc chắn đang là một cái tên cực kỳ hót trong thời gian gần đây bởi những tác dụng và giá trị của sa nhân tím mang lại. Vì vậy mà rất nhiều bà con lựa chọn cây sa nhân tím trồng và phát triển. Tuy nhiêu không phải ai cũng lắm rõ được kỹ thuật trống và chăm sóc cây sa nhân tím một cách hiệu quả nhất vì vây bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới mọi người kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím một cách tốt nhất.

Cây sa nhân tím là gì?

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím

Sa nhân tím là một loại cây thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5m. Thân rễ mọc bò lan trên mặt đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 23 – 30cm, rộng 5-6cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên bóng; lưỡi bẹ mỏng, xẻ đôi; cuống lá dài 5-10mm.

Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông, có 5 – 7 hoa màu trắng; lá bắc ngoài hình bầu đục, màu nâu, lá bắc trong dạng ống; đài dài 1,5cm, có 3 răng nhọn; tràng hình ống dài 1,3 – 1,5cm, chia 3 thùy, mặt ngoài có lông thưa, thùy giữa hình trứng ngược, hai thùy bên hẹp; cánh môi gần tròn, đưòng kính 2 – 2,6cm, lõm, mép màu vàng, giữa có sọc đỏ, đầu cánh môi xẻ hai thùy nhỏ gập ra phía sau, không có nhị lép, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hình trụ tròn, hơi phình ở giữa, có lông trắng.

Quả hình cầu, màu tím, đường kính 1,3-2cm, mặt ngoài có gai ngắn, chia 3 ô; hạt có áo, đa dạng, đường kính 3-4 mm. Mùa hoa quả : gần như quanh năm.

Công dụng của sa nhân tím

Sa nhân tím có vị cay, tính ấm, tác dụng hành khí, tiêu thực, hành khí, tán phong hàn. Dược liệu này thường được sử dụng để điều trị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phong tê thấp, đau nhức xương khớp, viêm loét dạ dày – tá tràng và chứng buồn nôn do thai nghén.

Kỹ thuật trồng cây sa nhân tím

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím

Sa nhân ưa đất tốt, ẩm, mát, không bị úng ngập có bóng cây. Cây được nhân giống bằng mầm rễ vào mùa xuân, là thòi vụ tốt nhất. Trồng xen trong vườn cây ăn quả hoặc dưới tán rừng ở các vùng trung du, đất không cần lên luống. Sau khi làm đất, chỉ cần bổ hốc sâu 5 – 7cm, với khoảng cách 40 x 50 hoặc 50 x 50 cm, bón lót mỗi hốc 0,5 kg phân chuồng hoai mục và 100 – 150g NPK (chủ yếu là N và K) rồi đặt mầm, dùng đất nhỏ phủ kín và tưới ẩm.

Cây không cần chăm bón nhiều, ít sâu bệnh. Sau khi cây mọc, thỉnh thoảng làm cỏ và đảm bảo đủ ẩm thường xuyên nhưng không để úng. Cây trổng đến năm thứ hai mối bắt đầu ra hoa. Vào tháng 2-4 hàng năm, bón thúc bằng nước phân chuồng, nước giải (hoặc phân đạm) và kali để giúp cây ra hoa, đậu quả.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím

Quả thu tập trung vào tháng 8. cần thu hoạch đúng lúc, thu muộn hoặc thu sớm đều không tốt. Thời điểm thu tốt nhất là khi vỏ quả chuyển sang màu vàng nhưag còn rắn. Lúc này, hạt dẫ tách, màu vàng có chấm đen hoặc nâu, vị chua, cay nồng. Loại này được gọi là “sa nhân hạt cau”. Nếu thu muộn, hạt bị xốp, có vị ngọt, vị cay nồng đặc trưng sẽ biến mất. Loại này chứa ít tinh đầu, dễ bị mốc, mọt, khó bảo quản, có tên là “sa nhân đường”. Quả thu non có hạt màu trắng hay hơi vàng, ít cay, không chua, chất lượng kém.

Chăm sóc cây sa nhân tím

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sa nhân tím

Tưới nước: Sa nhân tím là cây ưa ẩm, vì vậy trong trồng trọt cần chú ý khâu tưới nước, nhất là khi cây còn non. Khi trồng Sa nhân tím nếu không có mưa, đất khô phải tưới ngay. Trong vòng 2 – 3 tháng đầu cần thường xuyên tưới nước, để đất luôn ẩm, cây giống giữ được tươi mới có thể nảy mầm được.

Khi cây chồi đã mọc lên khỏi mặt đất cho đến khi đẻ nhánh, tạo thành khóm nhỏ, việc tưới nước giảm dần, thậm chí không cần tưới. Tuy nhiên, nếu Thời tiết khô hanh, năng nóng kéo dài thỡ cần phải tưới để cây sinh trưởng tốt.

Cách tưới nước lúc mới trồng là trực tiếp vào gốc; khi cây đã mọc và thành khóm nhỏ nên dùng vòi phun lên cả cây.

Trồng giặm: Vì một lý do nào đó (do chất lượng cây giống hoặc chăm sóc không đều), sẽ có một số nhánh bị chết, không mọc chồi. Khi phát hiện thấy, cần lấy các cây giống dự trữ, hoặc tách bớt  một nhánh từ các khóm khác đem trồng giặm bổ sung vào ngay.

Cây trồng giặm cần chú ý chăm sóc tốt để cho cây nhanh hồi phục và nảy mầm.

Làm cỏ: Cách làm là dùng cuốc rẫy bỏ cỏ, nhưng xung quanh gốc Sa nhân thì dùng tay nhổ. Do cây Sa nhân mọc nông, thân rễ nổi trên mặt đất, bởi vậy, trong quá trình chăm sóc không cần vun gốc. Cỏ dại rẫy ra phơi dưới nắng sẽ khô sau thành mùn cho đất

Trong vòng 1,5   2 năm đầu tiên, khi cây Sa nhân chưa phủ kín mặt đất, cứ 2 – 3 tháng làm cỏ một lần. Thậm chí trong 6 tháng đầu tiên 1 – 1,5 tháng một lần.  Khi cây Sa nhân đẻ nhiều nhánh, lan tỏa từ khóm  nọ sang khóm kia, mặt đất được che phủ, cỏ dại sẽ không mọc được nữa.

Mua cây giống sa nhân tím ở đâu

Trung tâm cây giống Tam Đảo là một địa chỉ cung cấp cây giống sa nhân tím chất lượng. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trồng và nhân giống các loại cây dược liệu quý, cây lâm nghiệp, cây công trình.

Hiện nay Trung tâm cây giống Tam Đảo đang nhân giống rất nhiều cây giống sa nhân tím phục vụ nhu cầu trồng cây của bà con trên khắp cả nước.

Nếu bà con có nhu cầu trồng cây sa nhân tím thì có thể liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo

Hotline: 0764 456 123

Các nhân viên của trung tâm sẽ tư vấn và báo giá cụ thể cho bà con về từng loại cây giống một cách tốt nhất

>> Xem thêm: Trồng cây sa nhân tím bao giờ thì được thu hoạch

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *