Hen suyễn là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mạn tính. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội, biểu hiện bởi các triệu chứng như khó thở, khò khè, nặng ngực và ho. Tùy vào mức độ kích thích các tiểu phế quản và tùy vào cơ địa của từng bệnh nhân mà cơn hen phế quản biểu hiện ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Và cây đỗ trọng là vị thuốc được sử dụng rất phổ biến trong bài thuốc đông y giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn. Chúng ta cùng đi tìm hiểu về loại thảo dược này nhé!
Thông tin về cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng hay còn được gọi là cây tư trọng, đây là loại cây thực vật sống lâu năm, cao từ 15 – 20m. Vỏ của cây có màu xám. Vỏ và lá có chứa mủ trắng, khi bẻ đôi sẽ thấy mủ trắng kéo sợi như tơ. Lá mọc so le, phiến lá có hình trứng, đuôi nhọn và cuống hơi bầu. Mặt lá nhẵn bóng, có màu xanh đậm và mép có răng cưa nhẹ.
Hoa mọc thành chùm, nhỏ và mọc ở đầu cành. Hoa đực và hoa cái ở khác gốc nhau. Quả nhỏ, dẹt và bên trong có chứa 1 hạt.
Phân bố cây đỗ trọng
Cây đỗ trọng phân bố nhiều ở các tỉnh thành của Trung Quốc, sau đó di thực vào Việt Nam. Tuy nước ta đã trồng được loại cây này nhưng không nhiều và chưa đủ để cung cấp cho thị trường dược liệu nên vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc
Bộ phận được sử dụng
Phần vỏ cây đỗ trọng chính là bộ phận sẽ được sử dụng làm thuốc.
Thu hái và chế biến
Người ta có thể thu hái vỏ cây đỗ trọng vào mùa hè, khi cây đủ tiêu chuẩn từ 10 năm tuổi mới có được dược tính tối ưu nhất.
Để thu hoạch vỏ cây đỗ trọng, người dân sẽ cưa xung quanh vỏ cây, rồi dùng dao rạch dọc và tách vỏ khỏi thân. Sau khi thu hái về mang đi rửa sạch bụi bẩn bám trên vỏ, rồi cho vào nồi để luộc. Sau đó chuẩn bị nơi bằng phẳng ở dưới có lót rơm để tránh bám bẩn. Cho vỏ cây ra rồi dùng vật nặng đè lên. Để 1 tuần khi vỏ cây chuyển sang tím thì lấy phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Cạo bỏ lớp vỏ sần sùi bên ngoài rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
Bảo quản
Đóng gói dược liệu vào túi nilon, để nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt
Thành phần hóa học
Trong cây đỗ trọng có chứa các thành phần hóa học đa dạng như vitamin C, acid betulinic, potassium, augoside, nonacosane…
Tính vị, quy kinh
Dược liệu có vị cay ngọt, tính ôn và không có độc, quy vào kinh can và thận
Sử dụng cây đỗ trọng hỗ trợ điều trị hen suyễn
Chuẩn bị: mạch môn, ngưu tất, thiên môn, rau thi nhi: mỗi vị 40g; hoàng bá 60g, quy bản 60g, đỗ trọng 60g, thục địa 80g.
Thực hiện: mang tất cả các dược liệu đi tán thành bột mịn rồi làm thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 10g.
Tham khảo thêm: Cây đỗ trọng hỗ trợ điều trị chứng đau lưng do thận hư
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586