Cây dạ cẩm có tác dụng gì trong y học?

Cây dạ cẩm có tác dụng gì trong y học. Cây dạ cẩm là vị thuốc rất quen thuộc trong dân gian, trong Đông y người ta sử dụng nó để chữa các bệnh lở loét, nhiễm trùng vết thương, đặc biệt rất tốt cho người có vấn đề về dạ dày. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về loài thảo dược này nhé!

>>Xem thêm: Cây dạ cẩm

Cây dạ cẩm là cây gì?

Cây dạ cẩm là loài cây mọc dại với nhiều tên gọi khác nhau như: cây loét mồm, đất lượt, cây chạm khẩu cắm, dây ngón cái, cây ngón lợn,… Trong Đông y, người ta gọi nó với cái tên thân thuộc là dạ cẩm. Tên khoa học của loài cây này là oldenlandia eapitellata kuntze thuộc họ cà phê (Rubiaceae).

cây dạ cẩm tác dụng
Cây dạ cẩm

Đặc điểm hình ảnh cây dạ cẩm

Là thực vật thân bụi, leo có kích thước từ 2-3m. Thân cây nhỏ, hình trụ, bên ngoài có một lớp lông tơ. Thân cây chia thành nhiều đốt và mỗi đốt phình to, đây cũng là vị trí dịch chiết và trữ nước của cây.

Lá cây mọc so le nhau, có hình trứng hoặc hình bầu dục dài khoảng từ 6-12cm. Bề mặt trên của lá có màu xanh sẫm trơn hơn mặt dưới, cuống lá ngắn, gân nổi trên mặt lá.

Hoa dạ cẩm có màu trắng vàng hoặc màu trắng tinh khiết tuỳ vào môi trường sống của cây. Hoa thường mọc thành từng cụm hoặc ở kẽ lá ở ngọn cây.

Mỗi cụm hoa có các ống nhỏ xếp chụm lại, cánh hoa có một lớp lông mềm bao phủ xung quanh. Hàng năm thì hoa dạ cẩm mọc ở tháng 6-8. Sau khoảng thời gian ra hoa, thì cây bắt đầu ra quả chứa rất nhiều hạt ở bên trong, màu đen.

Cây dạ cẩm có mấy loại?

Theo các nghiên cứu hiện nay, dạ cẩm được chia thành nhiều loại khác nhau. Nhưng trong đó, người ta chia thành giống cây này thành hai loại chính: dạ cẩm thân xanh và dạ cẩm thân tím. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết chúng thông qua màu sắc của từng loại.

Trong mỗi loại đó lại chia thành hai loại khác là loại có lông tơ và không có lông tơ. Đặc biệt hơn thì dạ cẩm thân xanh có đốt mọc gần sát nhau, còn dạ cẩm thân tím mọc xa hơn.

Cây dạ cẩm mọc ở đâu?

Cây dạ cẩm được tìm thấy ở nhiều quốc gia khác nhau như Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam. Đây đều là những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho loài cây này sinh trưởng và phát triển. Đồng thời đảm bảo được dưỡng chất cho cây.

Ở nước ta, loài cây này phát triển những vùng đồi núi cao hơn 1500m so với mực nước biển. Khí hậu mát mẻ và thuận lợi như Hà Giang, Hà Tây, Lạng Sơn, Thái Nguyên,… Một số nơi khu vực miền núi phía Tây Bắc. Đây cũng là khu vực có rất nhiều thảo dược quý hiếm.

cây dạ cẩm tác dụng
Cây dạ cẩm có 3 loại

 

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Loài cây này có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, sinh trưởng và phát triển tốt nên được thu hoạch quanh năm. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho biết thì thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là trước khi ra hoa khoảng 5 tháng. Bởi lúc này cây có nhiều dưỡng chất nhất.

Dạng tươi: Khi sử dụng tươi thì dùng lá, thu hái về rửa sạch và sử dụng theo nhu cầu của mình. Nếu bạn dùng để đắp thuốc hay cốt thì ngâm qua muối loãng để sử dụng.

Dạng khô: Đem thảo dược cắt nhỏ và đi hạ thổ sao vàng. Sau đó, đem thân, cành, lá sấy khô, rồi cho vào túi nilon để bảo quản trong thời gian dài.

Cao dạ cẩm: Để có thể điều chế được cao thì bạn sử dụng dạ cẩm tươi, rửa sạch và thái thành từng đoạn nhỏ rồi phơi khô. Sau đó bạn cho 8kg dạ cẩm khô vào nồi, nấu với 2 lít nước. Tiếp theo, bạn cho tiếp 3kg đường và khuấy tan, cho tiếp 0,5kg mật ong rừng dạng lỏng vào nồi và trộn đều. Sản phẩm thu được là cao đặc, có màu nâu và vị đắng. Chiết ra hủ thuỷ tinh sử dụng dần.

Thành phần hoá học cây dạ cẩm

Theo các nghiên cứu cho biết rằng trong thảo dược có chứa các dược liệu tốt cho sức khoẻ của con người. Trong đó nổi bật nhất là Saponin, Tanin, Alcaloid và Anthra – Glucozit,… Những hợp chất này có tác dụng kháng viêm, chống viêm tự nhiên và sát khuẩn chữa lành vết thương rất tốt.

Cây dạ cẩm có tác dụng gì?

Theo dân gian, cây dạ cẩm trong Đông y hay Tây y đều có giá trị rất tốt đến sức khỏe, đặc biệt là nó có thể chữa bệnh đau dạ dày. Từ đó, nhiều người lan truyền và ứng dụng rộng rãi phương pháp sử dụng bài thuốc đó.

Tác dụng của cây dạ cẩm theo y học cổ truyền

Từ các tài liệu ghi chép trong Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt, đắng nhẹ, tính bình. Dược liệu được quy vào kinh Vị kinh Tỳ trong Kinh Lạc của con người.

Tác dụng của thảo dược theo y học cổ truyền: Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, tiêu viêm, lợi tiểu, lở loét, giảm sưng đau, viêm loét, làm lành viêm loét, niêm mạc dạ dày bị bong tróc, cân bằng dịch vị axit dạ dày,…

cây dạ cẩm tác dụng
Cây dạ cẩm khô

Tác dụng của cây dạ cẩm theo y học hiện đại

Những hoạt chất hoá học được tìm thấy trong thảo dược được chứng minh có tác dụng: Trung hòa dịch vị dạ dày, cải thiện ợ chua, ợ hơi do dạ dày, chữa viêm loét dạ dày và nhiều loại bệnh khác.

Ngoài ra, thảo dược còn có tác dụng chữa các vết thương ngoài da, lở loét ở miệng, trị viêm họng và các vi khuẩn trong khoang miệng,…

Liều dùng, cách dùng

Mỗi lần sử dụng 20 – 40g dược liệu dạ cẩm đem đi sắc nước uống, pha trà, tán thành bột để uống.

Đối với cây dạ cẩm tươi thì giã nát để dùng.

Đối tượng nên sử dụng cây dạ cẩm

Với những công dụng tuyệt vời từ thảo dược mang lại cho người sử dụng. Một số đối tượng được các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng.
  • Người bị viêm loét dạ dày, lở mồm, nổi mặt trăng trong miệng hoặc đầu lưỡi
  • Người bị khó tiêu, ăn không ngon, đầy bụng, viêm hang vị, viêm loét dạ dày, trào ngược dịch mật hay trào ngược thực quản.
  • Người có vết thương bị lở loét nhiễm trùng, mưng mủ cũng có thể sử dụng thảo dược này.
  • Người bình thường cũng có thể sử dụng để cải thiện sức khỏe, phòng ngừa các bệnh liên quan đến dạ dày.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *