Cách sử dụng cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày

Cách sử dụng cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày. Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi những năm 1960 bệnh viện Lạng Sơn đã đưa hẳn loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.

>>>Xem thêm: Cây dạ cẩm có công dụng gì trong y học?

Công dụng của cây dạ cẩm

Dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu. Nó thường được người ta sử dụng để chữa:

  • Những cơn đau do viêm loét dạ dày, bao gồm cả các biểu hiện ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng,… do viêm loét dạ dày mang lại.
  • Chữa lở lưỡi, loét miệng, làm mau lành các vết thương, giúp chóng lên da non.
  • Còn có thể phối hợp với cỏ Bạc đầu, lá răng cưa giã đắp trị đau mắt.
  • Phối hợp với vỏ Đỗ trọng nam chữa bong gân.
cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày
Cây dạ cẩm trong sách y học cổ truyền và trong thực tế

Cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày hiệu quả

Cây dạ cẩm được đánh giá cao về khả năng điều trị bệnh đau dạ dày. Nó đã được đưa vào danh mục thuốc điều trị bệnh dạ dày của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Theo Đông y, dạ cẩm có tính bình, hơi đắng, lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc và cải thiện triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, bớt ợ chua, vết loét se lại. Y học hiện đại đã chứng minh được cây dạ cẩm chứa một số dược chất như Saponin, Alkaloid, Tanin, Anthra-glucozit,  Anthraglycosid,….có tác dụng trung hòa acid, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, chữa lành loét tại dạ dày, giúp giảm đau và kiểm soát tình trạng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng.

cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày
Cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày đã đươc chứng minh

Đối tượng sử dụng

  • Người mắc bệnh viêm loét dạ dày
  • Người bị chứng viêm hang vị dạ dày
  • Người bị trướng bụng, đầy hơi, ợ chua, chào ngược dạ dày
  • Người bị lở mồm, loét miệng

Cách sử dụng cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày

Trong Đông y, có nhiều cách sử dụng dạ cẩm chữa đau dạ dày như dùng dạng thuốc sắc; dạng thuốc cao hay siro; cách gia giảm các vị có sự khác nhau tùy bài thuốc.

Ở đây chúng tôi giới thiệu cho độc giả các bài thuốc đã qua nghiên cứu và ứng dụng.

– Dạng thuốc sắc: Dùng 10 – 25g là và ngọn khô; thêm nước vào sắc; thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.

– Cao dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai.

Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.

cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày
Cây dạ cẩm khô sắc lên

– Cốm dạ cẩm: Bột dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 đến 15g, trẻ em dưới 18 tuổi 5 đến 10g.

Lưu ý khi sử dụng cây dạ cẩm chữa bệnh dạ dày

Để cải thiện triệu chứng và đảm bảo sức khỏe, khi sử dụng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày người bệnh cần lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày
  • Người bệnh cần uống đủ liều, đúng lượng, không uống ngắt quãng
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng cây dạ cẩm chữa đau dạ dày
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng hiệu quả điều trị và thể lực cho người bệnh
  • Nếu bị dị ứng hoặc không thấy triệu chứng được cải thiện. Hãy ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, phù hợp

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *