Hà thủ ô là loại thảo dược thiêu nhiên giúp mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như hỗ trợ điều trị cao huyết áp, tóc bạc sớm, tiểu buốt, thiếu máu, sốt rét, mất ngủ… Không chỉ vậy, loại thảo dược này còn mọc hoang dại rất nhiều ngoài tự nhiên nên được người dân rất quan tâm và ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo chúng ta cần phải biết đến những điều cần kiêng kỵ khi sử dụng hà thủ ô.
Hà thủ ô mọc ở đâu?
Hà thủ ô có nguồn gốc từ Châu Á và chúng thường mọc hoang dại ở vùng đồi núi. Ở Trung Quốc, dược liệu được trồng nhiều ở nhiều tỉnh thành như: Hồ Bắc, Hà Nam, Quý Châu, Giang Tô, Tứ Xuyên, Quảng Tây…
Còn ở tại nước ta, hà thủ ô phân bố chủ yếu ở khu vực đồi núi phía bắc như: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình… Ngoài ra, hiện nay hà thủ ô đang được nhân giống và trồng rất nhiều ở những tỉnh thành phía nam để phục vụ cho việc thu hái và làm thuốc
Dược chất có trong hà thủ ô
1,7% anthraglucozit (chrysophanol, emodin, rhein), đây là hoạt chất vô cùng có lợi, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, ích thận, cường gân cốt,..
1,1% chất đạm
4,2% tinh bột
3,10% chất béo
2,4% chất vô cơ
26,4% chất tan trong nước
Lecithin,..
Hà thủ ô giúp nhuận tràng
Bên trong hà thủ ô có chất Anthraglycosid có tác dụng co bóp và kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa và phòng chống táo bón rất hiệu quả. Bên cạnh đó, hà thủ ô còn có chứa Anthraquinon giúp nhuận tràng.
Hà thủ ô giúp kháng khuẩn
Resveratrol (trong hà thủ ô cũng chính là một hoạt chất có tính kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe của hệ thần kinh
Hà thủ ô có chứa Lecithin. Đây là một dưỡng chất có thể sinh dịch huyết và chống suy nhược thần kinh.
Kiêng kỵ khi dùng hà thủ ô
- Khi sử dụng dược liệu Hà thủ ô thì không ăn hành, tỏi, cải củ
- Việc sử dụng dược liệu quá liều có thể gây buồn nôn, nôn ói, đau bụng, một số trường hợp khác có thể kèm theo sốt
- Người bị tiêu chảy không được dùng dược liệu
- Những người có đường huyết thấp và huyết áp thấp cần kiêng sử dụng dược liệu
- Dược liệu không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân cổ họng có đờm nặng
- Những trường hợp bị viêm dạ dày, lưỡi nhờn, mất cảm giác ngon miệng khi dùng dược liệu với liều 12 gram sẽ làm tăng chứng đau dạ dày, chán ăn, ăn không ngon miệng.
Một số món ăn từ hà thủ ô
Hà thủ ô nấu cháo rau cần
chuẩn bị: Hà thủ ô chế 50g, rau cần 100g, thịt nạc băm 50g, gạo lức 100g
Thực hiện: Hà thủ ô cho vào ấm đất sắc đặc lấy nước. Sau đó dùng nước sắc đó cho thịt nạc, gạo lức vào nấu cháo, thêm muối, mì chính, gia vị vào sao cho vừa miệng. Ăn cháo hà thủ ô này giúp làm chậm quá trình sơ cứng động mạch và ngăn ngừa bệnh về tim mạch.
Hà thủ ô ninh gà
chuẩn bị: 30g bột hà thủ ô, gà 1 con
Thực hiện: Gà thịt rửa sạch. Đựng bột hà thủ ô vào túi vải, đặt vào trong bụng gà, thêm nước vừa phải, ninh chín, lấy túi thuốc ra, cho mắm muối gừng sống, rượu gia vị vừa phải là được. Ăn thịt uống nước thuốc.
XEM THÊM: Cách để ngâm rượu hà thủ ô
“Lưu ý: Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn
hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn”
Dược liệu Hòa Bình được thu hái phơi nắng hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản. Để bảo quản tốt nhất tránh ẩm mốc, quý khách hàng dùng 10-15 ngày thì nên đem phơi lại.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586