Những ai không nên dùng tâm sen?Tâm sen là vị thuốc an thần chữa mất ngủ và có nhiều công dụng tuyệt vời khác. Nhưng có phải ai cũng có thể dùng tâm sen được không? Hãy cũng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
>>Xem thêm: Những bài thuốc hay từ tâm sen
Công dụng của tâm sen
Tâm sen (Tim sen) là mầm của hạt sen, còn được y học cổ truyền gọi là Liên tâm. Theo Đông y, Tâm sen được cho là có tác dụng thanh tâm, giải nhiệt, trấn kinh an thần nên thường được dùng trị mất ngủ.
Khi phân tích thành phần hoá học cho thấy, tâm sen có chứa asparagine và các alkaloid. Asparagine có tác dụng lợi tiểu nên làm hạ huyết áp. Alkaloid có tác dụng kéo dài giấc ngủ, trấn tĩnh, an thần. Các thử nghiệm trên lâm sàng, dịch chiết từ tâm sen còn có tác dụng cường tim.
Tâm sen có vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm
Y học cổ truyền cho rằng, tâm sen có vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm được cho là có tác dụng thanh tâm (giải nhiệt tạng tâm), trấn kinh an thần (giữ cho tinh thần thư thái).
Công năng chủ trị thanh tâm hoả (giải nhiệt tạng tâm): Vị thuốc có tính hàn, lực thanh tâm tương đối mạnh, dùng đối với bệnh ôn nhiệt, tà nhiệt bị hãm (giữ) ở tâm bào (màng bao bên ngoài tạng tâm) với các biểu hiện sốt, chóng mặt, nói mê, nói nhảm, có thể phối hợp với huyền sâm, mạnh môn.
Trấn tâm, an thần, gây ngủ: Dùng khi tâm phiền, bất an dẫn đến mất ngủ; phối hợp với toan táo nhân, bá tử nhân. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng, mắt hoa, hay hồi hộp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ…
Tâm sen dùng tốt cho người mất ngủ thể thực nhiệt với biểu hiện: mất ngủ mới xuất hiện, kèm theo bốc hỏa, ù tai, miệng khô, chất lưỡi đỏ có thể kèm theo táo bón… Theo Y thư cổ, tâm sen còn có công dụng giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu).
Những ai không nên dùng tâm sen?
Những người mất ngủ ở thể hư nhược, thể hàn với biểu hiện: khi ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc, mỏi mệt, ăn uống giảm sút, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, sợ lạnh thích ấm… nếu dùng thì bệnh nặng hơn và dễ gây rối loạn tiêu hóa, đại tiện lỏng…
Người bị tỳ vị hư yếu (ăn không ngon, đầy bụng, đại tiện lỏng hoặc sống phân…), hoặc bị hư nhiệt (thể trạng suy nhược, mệt mỏi, ngại hoạt động, nói nhỏ, thích đồ nguội, táo bón, có thể kèm sốt nhẹ…) không nên dùng.
Thành phần có tác dụng an thần của tâm sen là các alcaloid. Chất này giúp ngủ ngon nhưng cũng dễ gây độc với cơ thể. Do đó, tâm sen phải qua bào chế và không nên dùng lâu dài. Alcaloid có tác dụng an thần là chính, giúp tạo giấc ngủ ngay nhưng tác dụng phục hồi thần kinh chưa mạnh. Người bệnh khi dùng có thể ngủ tốt một thời gian nhưng dễ mất ngủ trở lại do thần kinh vẫn yếu, quá trình điều tiết giấc ngủ chưa được phục hồi. Do đó thay đổi chế độ sinh hoạt trong ngày cũng góp phần vào hiệu quả điều trị.
Sử dụng tâm sen như thế nào cho đúng?
- Lựa chọn kỹ tâm sen có nguồn gốc rõ ràng, không nấm mốc, đảm bảo chất lượng để tránh bị nhiễm độc khi uống
- Sao vàng trước khi sử dụng để giảm tính hàn (lạnh) của tâm sen, trừ khử bớt độc tính
- Kiểm soát liều dùng phù hợp với bản thân: Lúc đầu nên hãm loãng sau đó tăng dần lượng tâm sen lên đến khi có giấc ngủ ngon. Nếu có hiện tượng hồi hộp, tim đập nhanh thì cần giảm lượng tâm sen.
- Nếu dùng quá 1 tuần mà không có hiệu quả thì nên dừng sử dụng
- Không nên dùng liên tục trên 1 tháng để tránh tích lũy gây độc với cơ thể
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976836586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN