Kỹ thuật trồng và phát triển ba kích tím tại Thái Nguyên

Kỹ thuật trồng và phát triển ba kích tím tại Thái Nguyên. Trung tâm cây giống Tam Đảo xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một ngày mới tốt lành. Ba kích tím chắc hẳn không còn xa lạ gì với mọi người đây được coi là loại thần dược của đấng mày râu. Với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng lượng ba kích ngoài tự nhiên cũng dần suy giảm. Vì vậy mà rất nhiều người đã tìm hiểu trồng và phát triển giống cây này. Thái nguyên cũng một trong những tỉnh hướng tới trồng và phát triển cây ba kích.

Giới thiệu cây ba kích

Kỹ thuật trồng và phát triển ba kích tím tại Thái Nguyên. Ba kích có tên khoa học là Morinda officinalis How. – Rubiaceae trong dân gian còn được biết đến với cái tên như Bất điệu thảo, Diệp liễu thảo…  Ba kích là cây dây leo, sống nhiều năm, thân non màu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, cứng nhọn, hình ngọn giáo thuôn dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm. Lúc non màu xanh, có lông dài ở mặt dưới, sau đó ít lông và có màu trắng mốc; lá kèm hình ống. Hoa nhỏ, màu trắng sau hơi vàng. Quả tròn, khi chín màu đỏ. Tránh nhầm với cây ba kích lông (M. cochinchinensis DC.) và cây mặt quỷ (M. villosa Hook.).

Kỹ thuật trồng và phát triển ba kích tím tại Thái Nguyên

Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10. Cây Ba kích mọc hoang ở vùng rừng thứ sinh, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, có nhiều nhất ở các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Lạng Sơn. Độ cao phân bố khoảng 100m so với mặt biển. Càng lên cao cây càng thưa dần, đến độ cao khoảng 100m thì hầu như hiếm gặp.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ba kích tím tại thái nguyên

Trồng ba kích dưới tán cây (trồng xen)

Kỹ thuật trồng và phát triển ba kích tím tại Thái Nguyên

Xử lý thực bì: Phát dọn theo rạch hoặc quanh hố với đường kính 1m, chú ý chừa cây để làm giá đỡ cho cây leo.

Làm đất: Hố đào kích cỡ 60 x 60 x 60 cm, bón lót 8-10 kg phân chuồng hoai + 0,3 kg supe lân cho mỗi hố.

Cách trồng: Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt (mỗi hố 1 cây). Trồng xong  tưới nước đẫm để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Dùng các vật liệu như rơm, rạ, che phủ cho cây, tưới nước hàng ngày trong 15 ngày sau đó giảm dần. Cắm cọc tre hoặc gỗ dài 1,0-1,5m làm giá đỡ cho cây leo trước khi cây có thể bám vào các cây thân gỗ tầng cao. Sau khi cây bén rễ, cần định kỳ tưới thúc bằng nước phân chuồng hoặc phân đạm.

Trồng ba kích thuần (trồng thâm canh)

Kỹ thuật trồng và phát triển ba kích tím tại Thái Nguyên

Làm đất: Cày xới đất toàn diện để đảm bảo tơi xốp đất và diệt cỏ dại. Có thể đào rạch hoặc hố:

Trong điều kiện đất xấu và giữ ẩm kém nên đào rạch theo đường đồng mức với độ rộng 50 cm, sâu 50 cm. Khoảng cách giữa các rạch 1,6 – 1,8 m, khoảng cách giữa các cây 1,2 m

Trồng theo hố: Chia theo hàng với khoảng cách 1,5 – 2 m. Hố đào kích cỡ 60x60x60 cm, bón lót 8-10kg phân chuồng hoai + 0,3kg supe lân cho mỗi hố.

Trong điều kiện đất bằng, cần lên luống cao 20 – 30cm, rộng1,2 -1,5 m (trồng hàng đôi), có rãnh 50-60 cm để thoát nước, cây cách cây 0,8 – 1,2 m.

Cách trồng (như đối với trồng xen) Có thể trồng xen với cây nông nghiệp và dược liệu ngắn ngày như lạc, đậu đỗ, Kim tiền thảo, địa liền,… trong năm đầu để hạn chế cỏ dại và che phủ đất giữ ẩm và hạn chế xói mòn rửa trôi đất. Trong điều kiện có thể, làm giàn leo bằng trụ cột bê tông và thép 6ly (bố trí giữa 2 hàng cây, khoảng cách giữa các trụ khoảng 10m).

Kỹ thuật chăm sóc ba kích tím

Chăm sóc sau trồng: Trong 2 năm đầu, cần làm cỏ xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép 3 – 4 lần/năm sau đó mỗi năm 2 – 3 lần. Năm thứ 2 trở đi bón bổ sung 3kg phân chuồng hoai + 0,3kg NPK che tủ gốc cẩn thận. Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50% tuỳ theo giai đoạn.

Phòng trừ sâu bệnh: Ba kích ít khi bị bệnh. Nhưng có thể bị vàng lá khi thâm canh cao. Cần sử dụng Boocđô nồng độ 0,5% hoặc kết hợp với Benlat 0,1% để phun vào gốc và lá để phòng và trị. Ba kích thường bị Dế mèn và Chuột phá hại cần rắc vôi và có những biện pháp thích hợp để phòng chống hai đối tượng này.

Mua cây giống ba kích ở đâu thái nguyên

Cây giống ba kích tím hiện được trồng ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và là sản phẩm được nhiều khách hàng ưa chuộng do khả năng phát triển kinh tế cao, giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo.

Kỹ thuật trồng và phát triển ba kích tím tại Thái Nguyên

Nếu bạn có nhu cầu tìm mua giống cây ba kích tím để sử dụng, ương trồng, kinh doanh,…vậy thì nên tìm đến những cơ sở cung cấp giống cây uy tín như  trung tâm cây giống Tam Đảo. Hãy liên hệ qua hotline: 0798 414 414 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

>> Xem thêm: Cây giống ba kích

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *