Kỹ thuật trồng cà gai leo

Kỹ thuật trồng cà gai leo

Cà gai leo là loại dược liệu quý đặc biệt tốt cho gan, là một trong số các dược liệu được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị viêm gan B, gan nhiễm mỡ, thải độc gan. Bên cạnh đó cà gai leo cũng là một nam dược giúp giải độc rượu. Không chỉ có vậy, cà gai leo còn hỗ trợ điều trị bệnh răng lợi, bệnh phong tê thấp. Ngày nay do nhu cầu sử dụng cà gai leo trong điều trị bệnh khá cao, nguồn cung cấp chủ yếu lại từ thiên nhiên. Do đó cung không đủ cầu. Do đó rất nhiều đơn vị y học chuyên nghiên cứu y học cổ truyền đã lựa chọn việc trồng và chăm sóc cây cà gai leo để chủ động nguồn dược liệu.

Vậy  trồng cà gai leo có khó không ? Bài viết này giúp độc giả hiểu rõ hơn về kỹ thuật trồng cà gai leo.

Đặc điểm sinh học của cà gai leo

Cà gai leo là loại thảo dược ưa ánh sáng, sống được trong điều kiện khô, hạn. Cà gai leo không sống được trong môi trường ngập úng, nhiều nước. Cà gai leo có thể phù hợp với nhiều loại khí hậu.

Cây cà gai leo
Cây cà gai leo

Cà gai leo được trồng bằng phương pháp tái sinh thông qua hạt. Kỹ thuật trồng cây cà gai leo không quá khó, nếu chăm sóc tốt chỉ cần khoảng 6 đến 7 tháng có thể thu hoạch.

> Xem thêm Cây cà gai leo

>> Xem thêm Một số bài thuốc từ cây cà gai leo

Kỹ thuật chọn cây giống cà gai leo

Trên thực tế có nhiều loại cà gai leo tuy nhiên loại cà gai leo có dây leo nhỏ, hoa màu tím nhạt, quả khi chín có màu đỏ, mọng là loại cà gai leo chuẩn. Nước sắc cà gai leo có vị ngọt đắng. Đây cũng chính là loại cà được dân gian sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Kỹ thuật trồng cà gai leo

  • Bước 1: Gieo hạt, ươm giống cà gai leo: Thường được thực hiện vào thời điểm đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 2. Lúc này thời tiết là mùa xuân, cây cối dễ đâm chồi, nảy lộc
  • Bước 2: Chuẩn bị đất trồng: Trước khi trồng cà gai leo cần xử lý đất tơi xốp, tạo thành các luống dài và sâu, tránh ngập nước. Mỗi luống sẽ trồng một hàng cà gai leo.
Kỹ thuật trồng cà gai leo
Kỹ thuật trồng cà gai leo
  • Bước 3: Chăm sóc cà gai leo: Cây trồng cần được tưới nước khoảng 3 ngày một lần, làm cỏ, diệt sâu và bón phân cho cây theo định kỳ. Tránh sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc hóa học. Tốt  nhất nên sử dụng màng ni lông bọc kín các luống.
  • Bước 4: Thu hoạch: Khi cây có quả chín màu đỏ, mọng cũng là thời điểm có thể thu hoạch cà gai leo. Có thể cắt thân, cành, lá cà gai leo để chế biến làm thuốc. Cây lâu năm có thể dùng rễ để chữa bệnh.

* Lưu ý: Tác dụng của cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để biết thêm thông tin chi tiết về cây chè dây và các loại thảo dược khác, quý độc giả truy cập website: https://duoclieuhoabinh.net.vn

Hoặc liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương- huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586

Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *