Khổ sâm là một loài dược liệu quý. Theo các nghiên cứu, khổ sâm có khả năng chữa được rất nhiều bệnh. Khổ sâm có 2 loại chính là khổ sâm cho lá và khổ sâm cho rễ đều có công dụng chữa bệnh rất tốt. Cây khổ sâm là gì? Đặc điểm, dược tính, công dụng chữa bệnh trong y học của cây khổ sâm là gì? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
1. Cây khổ sâm là gì?
1.1. Khổ sâm cho lá
Khổ sâm cho lá có tên khoa học là Croton tonkinensis Gagnep, thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Ngoài ra, ở Việt Nam còn có tên gọi khác là cây cù đèn, khổ sâm bắc bộ.
Là loại cây nhỏ có chiều cao vào khoảng 0,7 – 1m. Lá cây có hình nhọn mũi mác, mọc so le nhưng gần như đối nhau. Đôi khi có thể mọc thành từng vòng giả gồm khoảng 3 – 4 lá. Màu sắc mặt trên và mặt dưới lá có sự khác nhau. Mặt trên có màu xanh lá nhạt. Mặt dưới lại có màu trắng bạc. Cả 2 mặt lá đều có nhiều lông tỏa tròn óng ánh.
Cụm hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá, có cả hoa đơn tính và lưỡng tính. Hoa cái có 5 lá đài cùng 3 vòi nhụy còn hoa đực cũng có 5 lá đài nhưng chỉ có 1 – 2 nhị. Quả có màu hung đỏ có lông trắng gồm 3 mảnh vỏ. Hạt có màu nâu hung, hình trứng và có mỏ. Mùa hoa quả rơi vào khoảng tháng 5 tới tháng 8.
1.2. Khổ sâm cho rễ
Khổ sâm cho rễ còn có tên gọi khác là khổ cốt, dã hòe. Tên khoa học là Sophora flavescens Ait, thuộc họ đậu (TFabaceae).
Đây là loại cây có cành nhỏ với chiều cao 0,5 – 1,3m. Lá kép lông chim mọc so le nhau. Lá chét có hình mác, chiều dài khoảng từ 2 – 5cm.
Hoa màu vàng nhạt, mọc thành chùm dài 6 – 25cm tại ngọn hay kẽ lá, dải theo chiều dài của nhánh cây. Hoa ra vào tháng 5 – 6. Quả có hình cầu, đầu thuôn dài, màu đen dài từ 6 – 11cm. Quả có màu vàng lục chứa 3 – 6 hạt. Hạt màu đen, hình cầu, đường kính 2,5mm.
Xem thêm >>> Trà hoa vàng hỗ trợ điều trị tiểu đường
2. Phân bố
Cây khổ sâm cho lá, thường là cây mọc hoang, đôi khi được trồng làm cảnh và được trồng ở nhiều nơi thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta. Do đó nó còn được gọi là “khổ sâm Bắc bộ”
Cây khổ sâm cho rễ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hiện nay một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta cũng đang trồng giữ giống.
3. Dược tính của khổ sâm
Tên gọi của từng loại khổ sâm đặc trưng cho bộ phận của cây dùng làm vị thuốc. Khổ sâm cho lá dùng lá làm thuốc, còn khổ sâm cho rễ thì thu rễ làm vị thuốc.
Trong lá khổ sâm có chứa một số nhóm chất flavonoid, alcaloid và tanin. Hàm lượng alcaloid toàn phần là 0,31-0,33%.
Phân tích rễ khổ sâm ghi nhận có các thành phần gồm các ancaloit và flavonoid có tên matrin.
4. Tác dụng của khổ sâm
Khổ sâm có thể sử dụng lá hay rễ làm thuốc. Tuy nhiên, cả 2 loài khổ sâm nói trên, đều có điểm chung, là ít nhiều có liên quan đến việc sử dụng để trị bệnh đường tiêu hóa: chữa lỵ. Ngoài ra còn để chữa sốt rét. Ngoài ra khổ sâm cho rễ còn dùng làm thuốc lợi tiểu, thuốc trị bệnh ngoài ra, viêm âm đạo, viêm tai giữa và thuốc bổ đắng. Khổ sâm cho lá lại sử dụng chữa bệnh đường tiêu hóa là chủ yếu. Khổ sâm cho lá chữa viêm – đau dạ dày, tá tràng, đại tràng, đầy hơi, trướng bụng, ợ chua, ăn uống kém tiêu. Do vậy cần chú ý tránh nhầm lẫn khi sử dụng loại thuốc này.
Tác dụng của cây khổ sâm rất đa dạng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng cần tuân thủ đúng theo liều lượng của mỗi bài thuốc. Không nên dùng khi cơ thể mệt mỏi suy nhược và tránh dùng liều lượng quá cao. Trước khi dùng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Xem thêm >>> Thành phần dinh dưỡng của quả la hán
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn đọc 2 vị thuốc từ cây khổ sâm. Hi vọng bài viết đã cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc phân biệt được đặc điểm và tác dụng của 2 loại thuốc trên.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976836586
Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/
Lưu ý: Mọi tác dụng của thảo dược tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người