Thảo dược Sinh địa(địa hoàng) có tác dụng như thế nào?

Thảo dược Sinh địa(địa hoàng) có tác dụng như thế nào?Thảo dược Sinh địa (trong Đông y là địa hoàng, thục địa) là cây thân thảo di thực từ Trung Quốc vào nước ta từ lâu đời. Vị thuốc này có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người? Cùng Dược Liệu Hòa Bình đi tìm hiểu nhé!

>>Xem thêm: Sinh địa(địa hoàng) có tác dụng lợi tiểu cầm máu

Vài nét về Sinh địa(địa hoàng)

Sinh địa là thảo dược  sinh sống trong tự  nhiên và là một cây thuốc quý có nguồn gốc từ Trung Quốc.  

Tên khác: sinh địa hoàng, địa hoàng.

Bộ phận dùng: Sinh địa hoàng (Rhizoma Rehmanniae) là thân rễ phơi hay sấy khô của cây sinh địa hoàng hoặc sinh địa hoặc địa hoàng (Rehmannia glutinosa – Gaertn – libosch) thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae)

Sinh địa thường gọi tên 3 vị thuốc là:

Củ tươi gọi là sinh địa
Củ khô gọi là can địa
Củ khô chế biến gọi là thục địa

sinh địa(địa hoàng) tác dụng
Cây Sinh địa(địa hoàng)

Từ năm 1958, loại cây này được du nhập vào nước ta, nhân giống bằng mầm rễ.

Cây thích hợp sống ở vùng đất phù sa, đất cát pha, nhiệt độ dưới 30 độ C, không quá nắng nóng.

Hiện nay, cây sinh địa được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta, nhiều nhất là ở Thanh Hoá, Bắc Giang, Bắc Kạn,…

Đặc điểm thực vật của Sinh địa(địa hoàng)

Sinh địa (địa hoàng, nguyên sinh địa) được trồng phổ biến trong cả nước. Loài cây thân thảo này sống lâu năm, chỉ cao khoảng 20 – 40cm. Toàn bộ thân cây có lông tơ mềm với màu tro trắng. Lá cây chủ yếu mọc vòng bao quanh gốc. Phiến lá hình trứng úp ngược, đầu hơi tròn, thuôn hẹp dần về cuống lá. Mép lá có răng cưa không đều, phiến lá nhiều gân nổi ở mặt dưới. Hoa tím pha chút đỏ mọc thành từng chùm ở đầu cành, nở rộ vào tháng 4 – 6, kết quả vào tháng 7 – 8. Thân rễ phình to thành củ, lúc nhỏ mọc thẳng đứng, về sau mọc ngang có đường kính 0,5 – 3cm – Đây là bộ phận duy nhất được dùng để chế biến thành thuốc.

sinh địa(địa hoàng) tác dụng
Củ sinh địa tươi sau khi thu hoạch

Tác dụng của thảo dược Sinh địa(địa hoàng)

Theo tài liệu cổ, sinh địa có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào 4 kinh tâm, can, thận và tiểu trường. Do vậy mà công dụng của Sinh địa rất rộng lớn, trong đó có một số ứng dụng sau:

  • Bổ thận, bổ máu, làm mát máu, thông huyết mạch, chữa hư lao.
  • Chữa sốt cao kéo dài, mất nước.
  • Chữa ho lâu ngày, rối loạn thực vật do lao.
  • Giải độc cơ thể, chữa viêm họng, mụn nhọt.
  • Chữa chảy máu do sốt nhiễm trùng: chảy máu cam, lỵ ra máu, ho ra máu…
  • Chữa táo bón do tạng nhiệt hay sốt cao mất nước gây táo bón.
  • An thai khi sốt nhiễm trùng gây động thai.

Theo y học hiện đại, một số báo cáo khoa học cho thấy trong sinh địa có chứa nhiều manit, rehmanin (gồm một glucozit, glucosa và một ít hoạt chất caroten), ancaloit có tác dụng cầm máu, trị dương hư, tảo tiết cùng một số bệnh khác.

Liều dùng, chú ý

Liều dùng: 8 – 16g/ngày.

Chú ý: Những người ăn uống kém, khó tiêu nên thận trọng khi dùng Sinh địa.

sinh địa(địa hoàng) tác dụng
Địa hoàng

Một số bài thuốc từ thảo dược sinh địa(địa hoàng)

Chữa ho khan, bệnh lao: Dùng 2,5kg sinh địa, 1,3kg mật ong, 500gr bạch phục linh, 250gr nhân sâm. Sinh địa giã nát vắt lấy nước, thêm mật ong rồi nấu sôi. Tiếp đến cho bạch phục linh, nhân sâm tán nhỏ vào, nấu thêm 20 phút thì tắt bếp. Dùng 2 muỗng/ ngày cho đến khi hết bệnh.

Hỗ trợ trị tiểu đường: Dùng 800gr sinh địa giã nhỏ, vắt lấy nước, tẩm vào 600gr hoàng liên. Sau khi phơi khô thì tán nhỏ, rồi cho thêm mật ong vào vo viên bằng hạt bắp. Mỗi lần uống 15-20 viên, 2–3 lần/ngày.

Bồi bổ cho phụ nữ sau sinh: Dùng sinh địa, ích mẫu, mỗi vị 15gr, 20gr hà thủ ô đỏ, 15g sâm nam, sắc cùng 1 chén nước đến khi còn một nửa. Uống ngay khi thuốc còn ấm, mỗi ngày 1 thang.

Trị viêm họng, sốt nóng, miệng khô khát: Đem 15gr sinh địa, 12gr mỗi vị mạch môn, huyền sâm, 10gr cam thảo thái nhỏ, phơi khô. Sau đó sắc với 200ml nước trên lửa nhỏ đến khi còn phân nửa thì tắt bếp. Uống khi còn ấm nóng đến khi khỏi bệnh thì ngưng.

Những lưu ý khi sử dụng thảo dược sinh hoàng(địa hoàng)

Trong quá trình sử dụng sinh hoàng(địa hoàng) để làm thuốc hay chế biến thành các món ăn chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả:

  • Trong thiên nhiên, sinh hoàng(địa hoàng) có đặc điểm thực vật tương đối giống với dương địa hoàng tía và dương địa hoàng lông, cần cẩn thận khi thu hoạch.
  • Không dùng sinh hoàng(địa hoàng) kết hợp với vị thuốc lai phục tử, sẽ gây ra phản ứng và tác dụng phụ.
  • Sinh hoàng(địa hoàng) không dùng cho người có tỳ hư, người đang có triệu chứng chướng bụng, đi ngoài phân lỏng.
  • Một số cơ địa mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của cây thuốc có thể gặp tác dụng phụ, khi đó cần ngưng sử dụng ngay lập tức.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *