Cây lu lu đực (thù lù đực) rửa vết loét bỏng mẩn ngứa
Còn gọi là thù lù đực, gia cầu, nút áo, hiện già nhi miêu, morelle noire, raisin de oup, herbe au magicien.
Tên khoa học Solanum nigrum L. Thuộc họ Cà Solanaceae.
Mô tả cây lu lu đực
Lu lu đực là cây thân thảo hàng năm, mọc thẳng đứng có thể cao đến 70 cm. Cành lá và phần non có phủ lớp lông mỏng. Thân cành tròn hoặc hơi có khía cạnh. Lá đơn mọc cách. Phiến lá hình trứng hoặc trứng mũi mác, mép phiến lá có răng cưa thưa, kích thước phiến lá dài 2,5 – 7 cm và rộng 2 – 4,5 cm. Cuống lá dài từ 2 – 5 cm.
Hoa nở từ tháng 6 – 10, hoa tự dạng chùm mọc từ nách lá, chùm hoa thường từ 3 bông hoa. Đài hoa gồm 5 cánh đài hình trứng dài 1,2 – 2,5 mm tồn tại theo hoa và quả, khi quả chín thì lá đài hơi uốn cong. Tràng hoa gồm 5 cánh màu trắng hoặc trắng phớt xanh, chiều dài của cánh tràng hoa từ 4 – 9 mm, thường gấp 1,5 – 3 lần chiều dài cánh đài hoa. Hoa có 5 nhị màu vàng, dài từ 1,5 – 2,5 mm. Cây thụ phấn nhờ côn trùng và ong bướm.
Quả khi chín có hình cầu, đường kính từ 6 – 8 mm, thường màu tím đen hoặc đen. Tại Ấn Độ có giống Lu lu đực được phát hiện quả chín có màu đỏ.
Phân bố thu hái chế biến cây lu lu đực
Cây Lu lu đực đôi khi bị nhầm lẫn với loài độc hại hơn cùng nằm trong họ Cà, đó là loài Atropa belladonna, điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất đó là loài cây độc hại chết người Atropa belladonna có quả đơn lẻ chứ không thành chùm như lu lú đực..
Người ta dùng toàn cây hay chi hái lá dùng làm thuốc. Thường dùng tươi.
Một số nước châu u, châu Á dùng cây này làm rau ăn nhưng phải nấu chín, và có khi phải đỏ bỏ hai ba nước đầu đi. Tuy nhiên quả không dùng vì có độc.
Thành phần hóa học cây lu lu đực
Trong toàn cây chứa solanin, ở quả chứa nhiều hơn.
Công dụng và liều dùng cây lu lu đực
Toàn cây có chất độc nhưng nhiều nơi văn nấu chín ngọn non ăn như rau (châu Phi, châu Âu, Ấn Độ, Malaixia một một vài nơi ở nước ta). Khi ăn thường người ta luộc kỹ, bỏ hai ba nước đầu. Tuy nhiên cây xanh tươi độc đối với cừu, dê, vịt và gà. Bò chỉ ngộ độc khi ăn nhiều.
Nước sắc cây dùng rửa vết loét, vết bỏng, mẩn ngứa. Tại Ấn Độ dịch ép cây này dùng với liều 200 – 250ml chữa gan phát triển to, làm thuốc thông tiểu và sổ nước. Với liều nhỏ 30 – 60ml dịch ép dùng hỗ trợ chữa bệnh ngoài da nhất là bệnh vẩy nến.
Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi
Xem thêm: Cây cà tàu (cà dại trái vàng) có tác dụng gì?
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.