Cây huyết kiệt tác dụng tán ứ hoạt huyết làm hết đau
Còn gọi là Sang dragon
Tên khoa học Calamus draco Willd. (Daemonorops draco Nred.).
Thuộc họ Dừa Palmaceae.
Huyết kiệt(Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của một loại mây – song như Calamus propinquus Becc. Vì màu đỏ như máu lại khô cho nên gọi là huyết kiệt có nơi gọi là máu rồng cho nên Châu Âu dịch nghĩa sang Dragon (máu rồng).
Vị thuốc được dùng cả trong đông và tây y nhưng cho đến nay đều còn phải nhập.
Mô tả cây huyết kiệt
Cây huyết kiệt – Calamus draco là một loại song mây có thể dài tới 10m, đường kính thân đạt tới 2 – 4m. Lá mọc so le, kép, về phía gốc đôi khi gần như mọc đối, trên thân và lá rất nhiều gai. Hoa mọc đơn độc, được cái khác gốc. Quả gần hình cầu đường kính 2cm, khi chín có màu đỏ, trên quả rất nhiều vảy, khi chín trên mặt những vảy này phủ đầy chất nhựa màu đỏ
Phân bố, thu hài và chế biến cây huyết kiệt
Hiện nay người ta chỉ mới biết thu háu nhựa huyết kiệt ở những cây mọc hoang tại những đảo Bocnêô, Sunmatra v.v… thuộc Inddooneeeexxya. Người ta hái quả về, cho quả vào trong túi gai mà vò. Chất nhựa dòn sẽ long ra, rây lấy riêng chất nhựa. Đem phơi nắng hay đun cách thủy cho nóng chảy đổ vào khuôn hình trụ, hoặc thành cục rồi gói trong những lá cây cọ, có khi người ta đóng thành từng bánh tròn đường kính 10cm dày 5cm hoặc thành bánh nặng mấy kg. Có nơi người ta đun quả với nước cho nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng những loại nhựa này chất lượng kém hơn.
Hiện nay chưa thấy phát hiện cây này ở nước ta. Huyết kiệt chủ yếu vẫn nhập của Trung Quốc, bản thân Trung Quốc nhập từ Inđônêxya
Thành phần hóa học cây huyết kiệt
Huyết Kiệt tốt dòn, dễ vỡ vụn, màu đỏ nâu, trên mặt có những vết hằn của lá cọ dùng để gói, những mảnh vụn bóng, trong, màu đẻ đẹp, không có mùi vị gì đặc biệt, vạch trên giấy để lại một vết màu nâu. Tan phần lớn trong cồn, sunfua cacbon, clorofoc, benzene, ít tan trong ête, và trong tinh dầu thông. Chảy ở 120oC.
Thành phần chủ yếu của huyết kiệt à ête ben-zoic và benzoylaxetic của dracoresitanola kèm theo một ít axit benxoic tự do và tinh dầu. Phần không tan (mảnh cây, bụi bẩn…) nhiều khi chiếm tới 40% làm giảm phẩm chất của huyết kiệt.
Năm 1936. Hesse có nghiên cứu lại huyết kiệt thì lấy được chất màu, chất nhựa, lấy được 60% axit gồm chủ yếu axit aliatinic và một số ít axit đồng phân.
Màu chiếm 20% trọng lượng nhựa có tinh chất của những dẫn xuất anthoxyan và được gọi là dracocacmin, một chất màu nữa có màu đỏ nhạt gọi là dracorubin.
Công dụng và liệu dùng cây huyết kiệt
Trước đây huyết kiệt được dùng cả trong đông y và tây y. Nhưng những năm gần đây chỉ còn được dùng trong đông y. Trước đây tây y dùng huyết kiệt làm thuốc bổ và thuốc săn da. Hiện nay về mặt khoa học chỉ dùng huyết kiệt làm chất màu nhuộm các vecni, thuốc đánh răng, thuộc cao dán.
Trong đông y hiện nay cũng ít dùng, nhưng được ghi vào nhiều tài liệu. Theo tài liệu cổ thì huyết kiệt có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, vào hai kinh tâm bào và kinh can. Có tác dụng tán ứ, sinh tân, hoạt huyết, làm hết đau. Dùng ngoài cầm máu, sinh tân. Chủ trị bị đánh tổn thương, ngực bụng đau, thu liễm, cầm máu, trừ tà khí trong ngũ tạng.
Thường dùng chữa cháy máu cam, mụn nhọt, vết thương chảy máu, huyết tích trong bụng thành cục. Trong sách cổ nói nếu không phải là chứng ứ tích thì không dùng. Ngày dùng 3 đến 4g uống dưới dạng tán bột hay làm thành viên.
Đơn thuốc có huyết kiệt
Hỗ trợ Chữa vết thương chảy máu: Tán huyết kiệt rắc vào.
Hỗ trợ Chữa đẻ xong, nghẹn ở tim, tức thở: Huyết kiệt, một được mỗi vị 4g hòa vào nước tiểu trẻ em mạnh khỏe mà uống.
Chảy máu cam: Huyết kiệt, bổ hoàng, hai vị bằng nhau tán nhỏ thổi vào mũi.
Chú thích:
Ngoài vị huyết kiện chính thức nói đầy trên thị trường đôi khi dùng nhựa của cây Dracaena cinnabari Balf. Dracaena draco. Thuộc họ hành tỏ (Liliaceae) là những loại cây to cao có lá mọc cụm trên đầu thân giống như những loại cây họ dừa (Palmaceae). Hoa xanh lục nhạt.
Trong lại nhựa này không có vẩy của quả khi đun không có mùi axit benzoic, không tan trong sunfua cacbon và benzene như huyết kiệt thật.
Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi
Xem thêm: Cây găng tu hú (găng châu) công dụng cách dùng
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.