Cây hồng (thị đế) hỗ trợ chữa ho, nấc, đi đái đêm
Còn gọi là thị định, tai hồng, hồng. Tên khoa học Diospyros kaki L. f. Thuộc họ Thị Ebenaceae.
Thị để (Calyx kaki) là tai hồng phơi hay sấy khỏ, Cây hồng có tên Trung Quốc là thị: Đế là tai, là để.
Mô tả cây hồng (thị đế)
Cây hồng là một cây nhỡ cao chừng 5-6m, có thể tới 10m nhiều cành. Lá mọc so le, có cuống ngắn, dài không quá 1cm. Phiến lá thuôn hình trứng, dài 7-14cm, rộng 4-8cm, mép nguyên hay hơi lượn sóng. Tháng 6 ra hoa màu vàng trắng nhạt. Cây đực, cây cái riêng biệt hoặc có khi hoa đực, hoa cái có trên cùng một cây. Hoa đực mọc từng 2-3 cái một thành hình tán, hoa cái mọc đơn độc. Tháng 9-10 ra quả khi chín có màu vàng hay đỏ thẫm.
Phân bố, thu hái và chế biến cây hồng (thị đế)
Cây hồng được trồng tại khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Nó mọc hoang tại Trung Quốc và Nhật Bản. Sau khi ăn hồng, thu lấy tai (đế) phơi hay sấy khô là được.
Thành phần hoá học cây hồng (thị đế)
Trong tại hồng có các chất tanin đặc biệt bao gồm axit tritecpenic (độ chảy 82°C), axit ursolic, oleanolic và axit betulinic. Trong quả hồng xanh có chất tanin làm cho quả hồng có vị rất chát, khi chín vị chát hầu như mất đi. Khi đó lượng đường có chừng 13-19% dưới dạng glucoza, sacaroza và fructoza, 1,151,60% chat protein.
Công dụng và liều dùng cây hồng (thị đế)
Tai hồng là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân để hỗ trợ chữa ho, nấc, đi đái đêm.
Ngày dùng 6-10g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Theo tài liệu cổ, thị đế vị đắng, tính ôn, vào kinh vị. Có tác dụng ôn trung hạ khí. Dùng hỗ trợ chữa ách nghịch, y khí (ợ, nấc).
Bài thuốc có thể để dùng trong nhân dân hỗ trợ Chữa đầy bụng, nấc:
Thị đế 8g, đinh hương 8g, sinh khương 5 lát, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày.
Có bài thuốc khác có những vị trên nhưng lại thêm các vị trấn bì 8g, thanh bì 4g, bán hạ 2g, cũng dùng hỗ trợ chữa nấc và đầy bụng không tiêu. Trong khi dùng, cần tuỳ trường hợp thêm bớt vị đinh hương và thị đế, ví dụ nóng nhiều thì giảm đinh hương, tăng thị đế, ngược lại lạnh nhiều thì tăng đinh hương, giảm thị đế, Liều đinh hương tuy nhiên không nên dùng quá 10g.
Chú thích:
Tại Trung Quốc, người ta còn dùng hồng dưới 2 dạng khác nữa:
1.. Thị Sương (Saccharum Kaki) chất đường trong quả hồng. Khi người ta làm mứt hồng, chất đường tiết ra thu thập lấy, gọi là thị sương. Cho vào nồi, đun lửa nhẹ, khi thành đường thì đổ vào khuôn, phơi cho se thì dùng dao cắt rồi phơi khô hẳn. Nhân dân Trung Quốc dùng hỗ trợ chữa đau cổ họng, ho, cổ họng khô.
2.. Thị tất (Succus kaki siccatus) là nước ép từ quả hồng khi còn chưa chín, phơi hay sấy khô. Nhân dân Trung Quốc dùng hỗ trợ chữa cao huyết áp có kết quả.
Người ta nghiên cứu thấy trong thị sướng có đường manit và trong thi tất có chất tanin gọi là shibuol C14H27O2
Nguồn: giáo sư tiến sĩ: Đỗ Tất Lợi
Xem thêm: Cây tử uyển hỗ trợ chữa ho, khí xuyên
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình
Hotline: 0976 836 586
Email: congtyduoclieuhoabinh@gmail.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.