Quả bồ kết có độc không?

Quả bồ kết có độc không? Mặc dù bồ kết là loại thảo dược quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, quả bồ kết có thực sự tốt và an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu xem “Quả bồ kết có độc không?” và làm thế nào để sử dụng bồ kết một cách an toàn. Mời quý độc giả đón đọc.

>>Xem thêm: Những lưu ý khi dùng bồ kết chữa bệnh

Bồ kết là thảo dược như thế nào?

Bồ kết có tên khoa học là Gleditsia fera (Lour.) Merr, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae), với các tên gọi khác như:

Tên đồng nghĩa: Gleditsia thoreln Gapgnep.

Tên khác: bồ kếp, chùm kết, tạo giác, phác kết (Tày), co kết (Thái).

Tên nước ngoài: Locust (Anh), fevier de Chine (Pháp).

Bồ kết có độc không?
Cây bồ kết

Cây bồ kết là cây gỗ to, cao từ 5 – 7 m. Thân thẳng có vỏ nhẵn và gai to, cứng, phân nhánh, dài 10 – 25 cm. Cành mảnh, hình trụ, khúc khuỷu, lúc đầu có lông sau nhẵn và có màu xám nhạt.

Cây bồ kết có lá kép, mọc so le, hai lần lông chim, cuống chung dài 10 – 12cm hay hơn, có lông nhỏ và có rảnh. Lá chét 6 -8 đôi mọc so le, hình thuôn, bóng và hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và nhẵn ở mặt dưới, đầu lá chét tròn, gốc lá lệch, mép có răng cưa nhỏ, lá kèm nhỏ, rụng sớm.

Cụm hoa mọc thành chùm ở ngoài kẽ lá, dài 10 – 15 cm, hoa màu trắng tụ họp 2 -7 cái trên những cành ngắn, dài hình ống, tràng 5 cánh, hoa đực có 10 nhị và không có bầu, hoa lưỡng tính có 5 nhị, bầu có nhiều lông đựng 12 noãn.

Quả đậu mỏng, dài 10 – 12 cm, rộng 1.5 – 2 cm, thẳng hoặc hơi cong, khi còn tươi mặt ngoài có một lớp phân màu lam, chứa 10 -12 hạt bao bọc bởi một lớp cơm màu vàng, khi chín quả màu vàng nâu, để lâu chuyển sang đen.

Thành phần hóa học của bồ kết

Quả bồ kết thường chứa Saponin, trong đó có một sapogenin là acid albigenic (điểm chảy 246°C, αD31 bằng – 30°).

Theo nhiều tài liệu khác, quả bồ kết có chứa 10% saponin, trong đó 2 sapogenin được xác định là acid oleanic và acid echynocystic.

Theo Ngô Bích Hải (1972), quả có chứa saponin triterpenic, trong đó một chất được xác định astragalosid. Phần aglycon của chất này là 3, 16 – dioxy – 28 – carboxyolean – 12 – en. Phần đường gắn vào OH ở vị trí 3 bao gồm D – xylose, L – arabinose và L – xylose theo tỷ lệ 2:1:1. Phần đường gắn vào gốc acyl là D – xylose và D – galactose theo tỷ lệ 2:2.

Ngoài ra, trong quả bồ kết còn chứa 8 hợp chất flavonoid. Trong đó có saponaretin, vitexin, homoorientin, orienti và luteolin.

Bồ kết có độc không?
Bồ kết gai đều dùng được làm thuốc

Tác dụng của bồ kết

Theo y học cổ truyền thì quả bồ kết có vị cay, mặn tính ôn, có tác dụng thống khiếu, khử đờm, tiêu thũng. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng nhuận táo, thông đại tiện, bí kết, tiêu độc. Gai bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, bài nùng, sát trùng, khư phong.

Ở Việt Nam, nhân dân dùng quả bồ kết ngâm hoăc nấu nước gội đầu, làm sạch gầu, trơn tóc và dùng quần áo len, dạ, lụa có màu, không bị hoen ố và không phai màu.

Trong y học hiện đại, một số bệnh viện đã dùng bồ kết để chữa bí đại, trung tiện sau khi mổ, tắc ruột cho cả trẻ em và người lớn.

Quả bồ kết còn được dùng trong các trường hợp trúng phong, hôn mê bất tỉnh, cấm khẩu, hen suyễn, mụn nhọt, viêm tuyến vú, đau nhức răng.

Hạt bồ kết còn chữa đại tiện táo kết, lỵ mạn tính, ỉa mót rặn, lao hạch, ung độc.

Gai bồ kết được dùng để chữa mụn nhọt, tuyến vú sưng đau.

Bồ kết có độc không?

Cả quả, hạt, lá và vỏ cây bồ kết đều có độc tính. Tuy nhiên, tính độc chỉ cao khi dùng tươi làm thuốc mà không sao hay nướng thật vàng hoặc đốt thành than. Độc tính của bồ kết chỉ cao khi dùng làm thuốc uống. Nếu chỉ sử dụng ngoài da thì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị trúng độc từ bồ kết có các triệu chứng ngộ độc là tức ngực, nóng rát ở cổ, nôn ói, sau đó tiêu chảy, tiêu ra nước có bọt, đau đầu, mệt mỏi, chân tay rã rời.

Dùng bồ kết như thế nào cho an toàn?

Để dùng bô kết an toàn, người dùng nên sử dụng bồ kết dưới dạng đã phơi khô sao vàng hoặc nướng vàng đốt, đốt thành than. Độc tính sẽ được loại bỏ.

Bồ kết có độc không?
Cách dùng bồ kết đúng cách

Một số cách sử dụng bồ kết làm thuốc

Bài thuốc chữa sâu răng, nhức răng

Quả bồ kết tán nhỏ đắp vào chân răng, hễ chảy nước miếng thì nhổ đi không được nuốt, hoặc dùng quả bồ kết đốt tồn tính xỉa vào chân răng.

Chữa kiết lỵ, ỉa mót rặn

Hạt bồ kết, chỉ xác (lượng bằng nhau), sao vàng tán thành bột, trộn với hồ nếp làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 – 20 viên, với nước chè đặc.

Chữa mụn nhọt

Gai bồ kết phối hợp với kim ngân hoa, cam thảo (mỗi thứ 2 -8g), sắc nước uống. Đồng thời, lấy gai bồ kết, quả bồ hòn đốt thành than, tán thành bột mịn trộn bồ hồng bếp và nhựa thông, phết vào giấy bản làm cao dán.

Chữa sưng vú cho phụ nữ

Gai bồ kết đốt tồn tính (40g), bang phấn (4g). Hai vị tán thành bột, trộn đều, mỗi lần uống 4g.

Mọi thắc mắc:

CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình

SĐT: 0976836586

WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN

*Lưu ý: Tác dụng của dược liệu phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người*

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *