Trong thời kỳ mang thai, dù uống thuốc tân dược hay đông dược cũng phải hết sức cẩn thận để không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Phụ nữ có thai có được dùng cây mặt quỷ không? Mời đọc giả theo dõi bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.
Cây mặt quỷ – vị thuốc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Cây mặt quỷ còn được biết đến với tên gọi khác là nhàu tán, nhàu lông, …. Nhờ chứa các thành phần có dược tính cao mà cây mặt quỷ được dùng để chữa trị các bệnh lý. Tuy nhiên, khi dùng dược liệu này cần thận trọng, bởi nó có tính độc, dễ phát sinh rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.
Mặt quỷ là một loại cây mọc tỏa, thân leo có thể dài từ 10 – 12m. Lá cây có hình trái xoan, đầu tù hoặc nhọn dài, phía cuống thường hẹp lại. Lá dài khoảng 10 – 12cm, rộng 3 – 4cm. Mỗi lá thường có 4 – 6 cặp gân phụ, thường có lông ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc thành chùm ở ngọn nhánh. Tràng có ống chứa lông ở vùng cổ, thùy 4 thon. Cây mặt quỷ ra hoa quanh năm. Quả hạch dính nhau có màu đỏ, rộng khoảng 8 – 10mm. Bề mặt quả xù xì, hình thù quái dị nên dân gian gọi là mặt quỷ.
Toàn cây mặt quỷ được dùng để làm vị thuốc. Tuy nhiên, phần thân rễ và lá là được dùng phổ biến nhất.
Xem thêm >>> Tác dụng của cây mặt quỷ
Phụ nữ có thai có được dùng cây mặt quỷ không?
Bà bầu bị bệnh, đương nhiên là cần phải uống thuốc. Tuy nhiên, nếu dùng thuốc không thích hợp sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây ra sẩy thai. Việc sử dụng thuốc Đông y dù là những vị thuốc tốt cho thai nhưng nếu không được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ. không đáng tin cậy về cách bào chế, thuốc Đông y cũng có thể gây hại đến sức khỏe mẹ và bé.
Dùng thuốc cho phụ nữ có thai phải hết sức thận trọng. Bà bầu không nên uống thuốc có độc tố rất mạnh. ví dụ như đại kích, ba đậu, thương lộ, hoa khiên ngưu, ô đầu, …. Vì nguy hại đến sự an toàn của mẹ con.
Cây mặt quỷ mặc dù có tác dụng chữa bệnh rất tốt nhưng lại có tính độc. Do vậy phụ nữ có thai không nên dùng cây mặt quỷ để chữa bệnh trong thai kỳ.
Xem thêm >>> Lưu ý khi sử dụng cây mặt quỷ
Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược cho phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai không nên uống các loại thuốc thuốc chữa đau bụng đi ngoài như: đại hoàng, phiên tả diệp hoặc các loại thuốc có dược tính rất mạnh. Các loại thuốc này làm xung huyết tử cung và xương chậu, đồng thời gây co bóp dạ con, dễ gây ra sẩy thai.
Nên thận trọng khi sử dụng cây ngưu tất, mẫu đơn bì, cây diên hồ sách, ý dĩ , ngưu hoàng, …
Một số loại thuốc, mặc dù không gây ra sẩy thai, cũng không dẫn đến quái thai nhưng lại không có lợi cho thai nhi, cũng nên tránh sử dụng. Vì vậy, phụ nữ có thai khi uống thuốc đông y, tây y hay đông tây y kết hợp đều phải thận trọng. Có thể không uống thuốc thì không nên uống. Nếu thực sự cần phải uống thì cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Kết luận: Trước nhiều vị thuốc Đông y có thể không an toàn cho phụ nữ mang thai. Các bác sỹ hay chuyên gia khuyên, nếu phụ nữ có thai muốn uống thuốc Đông Y nên đến tận nơi bốc thuốc để bắt mạch. Không nên nhờ người bốc hộ. Mỗi người mang thai thường có thể trạng và sức khỏe khác nhau. Nên bắt mạch và kê thuốc riêng cho từng người. Nên sử dụng thuốc Đông Y ở nơi có uy tín, rõ nguồn gốc. Cắt và sắc thuốc uống theo thang, đúng liều lượng. Trước khi sắc, rửa sạch thuốc nhiều lần cho hết chất bẩn, chất bảo quản trong thuốc. Ngoài ra, cần kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng hiệu quả tốt cho cả mẹ và thai nhi.
Để được tư vấn và mua các dược liệu an toàn và đảm bảo chất lượng, quý khách xin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình
Hotline: 0976836586
Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/
* Lưu ý: Mọi tác dụng của thuốc tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.