Mô hình trồng cây dược liệu cát sâm tại Tam Đảo

Mô hình trồng cây dược liệu cát sâm tại Tam Đảo. Trung tâm cây giống tam xin chào bà con chúc bà con có một ngày làm việc hiệu quả. Cát sâm là một loại cây dược liệu ngoài tự nhiên mọc ở vùng đồi, rừng của Tam Đảo, loại cây dược liệu này được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế. Vì vậy từ năm 2019 trở về đây rất nhiều dự án, mô hình trồng cát sâm đã được áp dụng, Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển mô hình trồng cây dược liệu Cát sâm trên khắp cả nước trong đó có Tam Đảo. Hãy cũng trung tâm cây giống Tam Đảo tìm hiểu mô hình trồng cát sâm tại Tam Đảo nhé!

Tại sao cây cát sâm lại là tiềm năng phát triển kinh tế

Cây cát sâm có tên khoa học: Millettia speciosa Champ, thuộc họ Cánh bướm (Fabaceae), bộ Đậu (Fabales), lớp Hai lá mầm (Magnoliopsida). Tên gọi khác là sâm nam, sâm chèo mèo, sâm chuột, ngưu đại lực, sơn liên ngẫu, đại lực thự…. Cát là sắn, vị thuốc giống củ sắn lại có tác dụng bổ do đó có tên gọi là cát sâm.

Mô hình trồng cây dược liệu cát sâm tại Tam Đảo

Cát sâm là cây dây leo gỗ, có rễ củ nạc. Cành non phủ lông trắng mềm như nhung, cành già nhẵn, màu nâu. Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7-13, thường là 11, hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục, dài 4-7cm, rộng 2-3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm, có lông ở gân, mặt dưới phủ lông dày màu trắng, gân lá thành mạng rất rõ. Cụm hoa tận cùng thành chùy, có lông, dài 10-20 cm; hoa rất nhiều, màu trắng ngà; lá bắc dạng lá; đài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông; tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài, cánh cờ rộng 1,8 cm, những cánh  bên gần thẳng; bộ nhị 2 bó, bầu có lông. Quả phủ đầy lông mềm, thắt lại ở các hạt;  hạt 4-6 có vỏ khá dày, màu nâu đen. Mùa hoa từ tháng 7-9; mùa quả tháng 10-12.

Trước đây, cát sâm chỉ được thu hái bởi một số đồng bào dân tộc có biết về thuốc nên lượng thu hái gần như chưa ảnh hưởng đến nguồn gen, phần lớn nguồn gen phát triển trong tự nhiên do cây sinh sản bằng hạt nên dễ phát tán. Tuy nhiên, trong 5-6 năm trở lại đây thị trường Trung Quốc cũng thu mua loại dược liệu này. Cát sâm bị khai thác nhiều tại các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng,… để xuất khẩu qua biên giới Trung Quốc. Do khai thác ồ ạt, nguồn cát sâm ở các tỉnh giáp biên giới phía Bắc giảm sút mạnh.

Gần đây cát sâm mới được một số hộ gia đình trồng thử nghiệm với quy mô nhỏ, bước đầu có hiệu quả kinh tế. Với điều kiện thuận lợi cây 3 tuổi có thể cho thu hoạch, bộ phận thu hoạch là rễ phình to tạo thành củ. Ở một số điểm gây trồng thử nghiệm cây trồng sau 4 năm có thể cho thu hoạch hoạch từ 2-3 kg củ/gốc, sau 1 chu kỳ trồng cho năng suất 18 tấn/ha sản phẩm tùy vào điều kiện đất đai và công tác chăm sóc. Với giá bán từ 60 – 80 nghìn đồng/kg thì doanh thu mỗi năm đạt 240 – 260 triệu đồng/ha. Phát triển cây cát sâm đang là nhu cầu tại các địa phương trong tỉnh, vừa phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và lao động; đồng thời thiết thực thực hiện chủ trương bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu.

Mô hình trồng cây cát sâm ở Tam Đảo

Mô hình trồng cây dược liệu cát sâm tại Tam Đảo

Mô hình trồng cây dược liệu cát sâm tại Tam Đảo. Trước đây anh Công thường ngày thấy người dân lên rừng khai thác dược liệu, trong đó có củ cát sâm, anh đã lên rừng lấy hạt về trồng thử vài góc dưới tán vườn tạp, sau vài năm thấy cây phát triển tốt cho củ sai, nhiều tinh bột, bán tiền triệu.

Năm 2016, anh Công quyết định mua 3 vạn cây giống cát sâm về trồng trên diện tích 3 ha đất trồng bạch đàn. Ban đầu mọi người đều lo ngại cho gia đình bởi đây là một loại cây dược liệu mới chưa ai trồng chỉ mọc tự nhiên ở trên rừng và không biết hiệu quả trồng ra sao. Thế nhưng qua tìm hiểu thị trường được biết cây cát sâm là một loại dược liệu quý có thể mang lại hiệu quả kinh tế hơn trồng cây bạch đàn.

Mô hình trồng cây dược liệu cát sâm tại Tam Đảo

Chỉ sau 2 năm trồng, cây cát sâm đã cho ra hoa và cho thu hoạch quả lấy hạt ươm giống. Anh Công cho biết: Cây cát sâm là cây dây leo gỗ, dễ trồng, không sâu bệnh, một năm làm cỏ 2 lần và bón phân. Mới đây, gia đình khai thử vài gốc, mỗi gốc thu được gần 2 kg củ. Như vậy, sau 1 chu kỳ trồng 4 năm cho năng suất từ 15 đến 20 tấn/ha. Với giá bán khoảng 80- 150 ngìn đồng/1kg thì doanh thu mỗi năm đạt 520 triệu đồng.

Nhận thấy cây có tiềm năng, toàn bộ phần thân, lá đều thu hoạch để chế biến trà uống, quả sâm già lấy hạt ươm cây giống, củ cát sâm chứa nhiều thành phần dược tính cao. Năm 2019 và 2021, anh Công đã trồng thêm 2 ha, nâng tổng số lên 5 ha theo chu kỳ thai thác.

Mô hình trồng cây dược liệu cát sâm tại Tam Đảo

Vừa trồng vừa học hỏi kinh nghiệm, anh Công đã làm chủ được kỹ thuật và ươm được cây giống để cung cấp ra thị trường. Không những sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng của mình. Hiện nay anh Công đã chuẩn bị hơn 5 vạn cây giống liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện chuẩn bị trồng khoảng 5 ha nữa

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, mô hình trồng cây dược liệu cát sâm của gia đình của anh Công đang hứa hẹn mở ra cơ hội làm giàu, góp phần bảo tồn và phát triển cây dược liệu quý.

Hotline: 0764.456.123

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *