Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm

Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm

Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm. Trung tâm cây giống Tam Đảo xin chào quý vị và các bạn chúc mọi người có một ngày mới tốt lành. Cây cát sâm hiện là một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao vì vậy. Mà rất nhiều cây cát sâm là một giống cây trông được rất nhiều bà con ưu tiên trông để phát triển kinh tế. Tuy nhiên để chăm sóc tốt cho cây sâm không phải ai cũng vì vây hôm nay Trung tâm cây giống Tam Đảo sẽ hướng dẫn bà con về kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm một cách hiệu quả nhất.

Cây cát sâm là gì?

Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm

Cát sâm là loại cây quen thuộc thường được nhìn thấy nhiều nhất ở các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt Nam. Loại cây này được ông cha ta sử dụng nhiều trong cuộc sống và dùng được cho nhiều người chữa nhiều vấn đề sức khỏe như bệnh ho, hô hấp, thanh nhiệt, giải độc,…. Một số thông tin liên quan về cây cát sâm:

Các tên gọi khác: Cây Sâm nam, Sơn liên mẫu, Ngưu đại lực hoặc Sâm chèo mèo,… tùy từng vùng miền trồng sẽ có tên gọi khác nhau.

Tên khoa học là: Milletia speciora Champ.

Họ: nhà dậu.

Đặc điểm của cây cát sâm

Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm

Cây cát sâm là loại cây thân gỗ nhưng không quá lớn, tầm trung chỉ cao từ 3 – 5m, một thân thẳng và vươn ra nhiều nhánh, cành khác. Cành của cát sâm khi mới mọc còn non sẽ có lông mềm bao phủ, càng lớn lên, lớp lông này sẽ rụng đi và chuyển thành màu nâu.

Lá cát sâm hình giống như lông chim, lá kép, phần cuống lá có lông phủ dầy. Còn lá chét có hình mác, thuôn dài hoặc hình bầu dục. Gốc của lá hình tròn và nhọn ở đâu. Màu của lá cát sâm gần như hai màu với mặt trên có sắc xanh lục thẫm, những mặt dưới lại có màu trắng là do lớp lông phủ, phần gân lá nổi lên rất rõ.

Cây cát sâm cho hoa màu trắng tinh như màu hoa bưởi nhưng to hơn mọc thành từng cụm dạng chủy. Chiều dài mỗi bông từ 10 – 20cm hoặc hơn nữa. Phần đài hoa hình răng ôm trọn cuống của bông hoa, mặt ngoài cũng được phủ lông trắng.

Tràng hoa nhẵn ở cánh ngoài, cánh trong hơi sần, nhụy hoa 2 bó và bầu có lông. Hoa của cát sâm thường ra vào tầm tháng 7 – 9 hàng năm.

Quả của cây hình dẹt cũng có một lớp lông mỏng phủ ở bên ngoài. Đặc biệt mỗi quả chưa từ 4 – 5 hạt và hạt có màu đen vỏ dày chữa nhân ở bên trong. Mùa quả chín nhiều nhất là tháng 11, 12 sau khi hoa rụng gần hết.

Bộ phận dùng, thu hái và sơ chế

Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm

Bộ phận dùng và được xem là dược liệu, vị thuốc quý chính là rễ của cây. Sở dĩ có cái tên là cát sâm là bởi hình dáng của rễ gần giống củ nhân sâm nhưng to hơn.

Các củ này thường được thu hoạch nhiều nhất là vào mùa đông xuân, giao giữa năm cũ và năm mới. Người dân thu hoạch chỉ cần đào lên và lấy củ về rửa sạch, những củ to được bổ đôi, thái miếng, củ nhỏ để nguyên hoặc bổ đôi và đem phơi khô.

Một cách bào chế khác là thái mỏng củ cát sâm để sống hoặc tẩm mật ong, nước gừng cho thấm đều và cho lên chảo nóng đảo cho khô. Sau đó sao vàng hạ thổ cũng được dùng nhiều trong một số bài thuốc khác nhau.

Lưu ý nên chọn thu hoạch những cây được trồng ít nhất từ 1 năm tuổi. Như vậy rễ củ cát sâm mới có đủ hàm lượng dưỡng chất tốt nhất, đáp ứng nhu cầu sử dụng và chữa bệnh hiệu quả.

Cách chăm sóc cây cát sâm hiệu quả

Kỹ thuật chăm sóc cây cát sâm

Cát sâm mọc hoang dại ở những vùng đồi núi của nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình. Một số nơi trồng để lấy củ làm thuốc. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác, hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.

Cây cát sâm dễ thích nghi với nhiều môi trường, chất đất nhưng phải cao ráo, thoát nước, không bị úng ngập vì Cát sâm không chiu được ngập nước. Nếu trồng nhiều, cần cày bừa, lên luống cao 25 – 30 cm, rộng 60 – 70 cm, để trồng 1 hàng vào giữa luống, cây này cách cây kia 50 – 60 cm. Nếu trồng ít thì bổ hốc với khoảng cách 70 x 60 cm. Bón lót vào dưới hốc để cho ra năng suất củ cao nhất.

Sau khi trồng cây cần tưới ẩm thường xuyên cho cây phát triển tốt. Thân cát sâm dài nhỏ, thường mọc dựa, vì vậy cần cắm cọc hoặc trồng gần hàng rào để cây có chỗ tựa.

Hàng năm cần xới xáo làm cỏ, dùng các loại phân nước để tưới thúc 2 – 3 lần vào lúc cây sinh trưởng mạnh và làm cỏ.

Cây không có sâu bệnh gì đáng kể.

hotline: 0764.456.123

Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây cát sâm chuẩn khoa học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *