Kết hợp cây xạ đen với cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh Gan

Theo các thông tin báo trí thì chúng ta đã biết nhiều về tác dụng và công dụng của cây xạ đen và cà gai leo có tác dụng tốt cho các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, u gan, ung thư gan…..Vậy làm sao để kết hợp hai lọai cây này chữa bệnh gan hiệu quả nhất thì hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách kết hợp hai loại này.

Cây cà gai leo là cây gì ?

Tên thường gọi: Cà gai leo

Tên gọi khác: Cà gai dây, cà quỳnh, cà lùn, gai cườm…

Tên khoa học: Solanum procumbens Lour

Mô tả cà gai leo:  là cây nhỏ thân leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m, thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhánh, cành non tỏa rộng, phủ nhiều lông, hình ngôi sao, và có nhiều gai cong màu vàng, lá mọc so le hình bầu dục, gốc tròn đầu tù, mặt trên sẫm hơn, mặt dưới nhạt hơn và phủ đầy lông tơ màu trắng, hai mặt lá có gai ở gân chính, cuống lá cũng có gai, hoa mù tím nhạt 2-5 hhoa ở kẽ lá, quả mọng hình cầu nhẵn bóng chưa chin màu xanh, chín màu đỏ.

Cây cà gai leo
Cây cà gai leo

Thành phần hóa học: Trong thân và rễ cây cà gai leo chứa nhiều tinh bột và các hoạt chất khác như alkaloid, glucoalkaloid,… có tác dụng hỗ trợ phòng chống các tác nhân gây ra các bệnh lý trên gan như viêm gan, xơ gan, men gan cao, ngăn chặn và hỗ trợ làm âm tính các virus gây viêm gan. Thảo dược cà gai leo rất tốt cho người suy giảm chức năng gan và những người thường xuyên tiếp xúc với bia rượu.

Tác dụng của cây cà gai leo: Theo nghiên cứu của TS.Nguyễn Thị Minh và cộng sự đã công bố đề tài khoa học của mình về tác dụng của cây cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, hỗ trợ điều trị vàng mắt, vàng da, mẩm ngứa, mụn nhọt, hạ men gan, giải độc gan, hỗ trợ điều trị phong tê thấp, dùng giải bia rượu, chữa rắn cắn….

Cây xạ đen là cây gì ?

Tên thường gọi: cây xạ đen

Tên gọi khác: bách giải, đồng triều, bạch vạn hoa, cây dây gối, hay quả nâu, hoặc cây ung thư

Tên khoa học: Celastrus hindsii

Mô tả cây xạ đen: Xạ đen thuộc loại cây dây leo thân gỗ, mọc thành búi, dễ trồng. Thân cây dạng dây dài 3-10m. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, không có lông, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh. Phiến lá hình bầu dục xoay ngược, thường có 7 cặp gân phụ, bìa có răng thấp, mặt lá không có lông, lá không rụng theo mùa, cuống lá dài 5 – 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10 cm. Cuống hoa 2 – 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng, Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1 cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 – 5; Ra quả tháng 8 – 12.

Cây xạ đen
Cây xạ đen

Thành phần hóa học: hoạt chất Flavonoids, Triterpenoids, Polyphenols có tác dụng chống hình thành khối u, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và hạn chế sự di căn ung thư

Tác dụng cây xạ đen: Xạ đen có tác dụng chữa bệnh như thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt và lở loét, phòng ngừa ung thư, tiêu viêm, mát gan mật, giúp cơ thể loại trừ độc tố. Theo Đông y, cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thư, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, điều trị các bệnh về gan xơ gan, viêm gan, ung thư gan….

Kết hợp cây xạ đen với cà gai leo hỗ trợ điều trị bệnh Gan

Cà gai leo và xạ đen chúng ta hoàn toàn có thể đem kết hợp lại được với nhau. Tham khảo cách sử dụng kết hợp hai cây thuốc này để phát huy công dụng chữa bệnh hiệu quả nhất, đây bài thuốc đã được các nhà khoa học và khách hàng kiểm nghiệm chữa các bệnh về gan rất tốt, kể cả những người bị ung thư gan giai đoạn cuối vẫn có thể dùng bài thuốc này được.

Kết hợp cây xạ đen với cà gai leo
Kết hợp cây xạ đen với cà gai leo

Chuẩn bị: Cà gai leo 50g Xạ đen 50g Rửa sạch hai vị thuốc trên, sau đó đem đun với khoảng 1,5 lít nước. Đun sôi khoảng từ 10 – 15 phút để thì tắt bếp.

Cách dùng: Bạn chắt ra cốc uống nóng ấm sẽ tốt nhất, còn phần khác bạn chắt ra bình uống thay nước lọc hàng ngày, nên uống hết trong ngày. Phần bã còn lại đặt ngăn mát hôm sau đun uống tiếp, đun đến khi nào nhạt thuốc thì thôi.

Mời bạn xem chi tiết video

Xem thêm: Xạ đen kết hợp trinh nữ hoàng cung

Lưu ý: tác dụng của xạ đen kết hợp cà gai leo có đạt hiệu quả tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *