Móng giò
Móng giò là khúc thịt được tính từ khớp gối đến phần móng lợn. Móng giò có nhiều da và nhiều gân, ít thịt nhưng thịt rất sệt, da giòn. Thịt mỡ ở móng giò khi ăn không quá béo. Móng giò khi hầm, kho, hấp hay nấu đông…đều có mùi vị thơm ngon và có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.
Từ xa xưa, móng giò lợn đã được biết đến là thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, tính bình nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, sản phụ suy nhược, ít sữa hoặc mất sữa…
Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g móng giò lợn có chứa tới:
21g protid.
21,6g lipid.
3mg Ca.
28mg Photpho.
0,7mg Fe.
4mg Mg.
0,01mg Mn.
0,78mg Zn.
0,1mg Cu.
Các vitamin: Vitamin B1, B2, B3, A…
Cysteine, myoglobin và giàu collagen.
Xem thêm: Cây đỏ ngọn
Những lợi ích của móng giò lợn đối với sức khỏe:
Bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo.
Chất protid trong móng giò lợn giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protid còn được giúp da đẹp và căng hơn.
Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu.
Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên móng giò lợn rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh.
An thần tốt nhờ hàm lượng protid có trong móng gió được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Hạt sen
Cây sen là loài cây thuộc họ sen súng và có tới hơn 100 loài, phổ biến nhất là sen trắng đơn hoa, mỗi bông có khoảng 24 cánh. Những loài sen khác như hoa sen kép có thể có trên 100 cánh mỗi bông, thường có màu sắc hồng và đỏ. Tại Việt Nam, sen sống ở hầu hết các tỉnh, thành, nó đem đến nhiều tác dụng trong việc giúp bồi bổ và nâng cao sức khỏe con người.
Hạt sen có hàm lượng các chất protein, magie, kali và phốt pho cao, trong khi hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Trong y học, hạt sen được xem như một dược phẩm quý, có thể chữa các loại bệnh như suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, ăn kém, tâm phiền và bệnh ăn uống khó tiêu.
Trong 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước, khoáng chất khác. Theo kết quả nghiên cứu, trung bình cứ 100 gam hạt sen khô có thể cung cấp khoảng 18g protein chất lượng cao và chất xơ. Đặc biệt, hạt sen không chứa đường mà lại có hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.
Giò heo hầm hạt sen
Vật liệu:
600g bắp heo.
1 xâu hạt sen khô.
50g hạt điều.
15g hoài sơn.
1 miếng trần bì.
Một ít muối bột.
Chuẩn bị:
Mua phần trên của giò heo, sau khi đã cạo rửa sạch, chặt thành những miếng vừa dùng, ướp thịt với một ít muối bột.
Hạt sen ngâm nước trong 1 giờ, luộc qua với nước sôi, đổ ra rổ để ráo.
Hạt điều tách làm đôi, rửa qua cho sạch bụi bẩn.
Hoài sơn cũng rửa như hạt điều.
Lây miếng trần bì khoảng 2 ngón tay, ngâm vào nước, cạo sạch phần trắng ở bên trong.
Cách hầm
Cho vào nồi: giò heo + hạt sen + hạt điều + hoài sơn + trần bì, kế đó chế nước vào quá mặt thức ăn khoảng 2 lóng tay. Bắc nồi lên bếp nấu cho nước trong nồi sôi bùng, vớt bọt và
giảm bớt lửa. Nêm vào ít muôi, xong hầm cho đến khi giò heo và hạt sen mềm là được. Nếu nấu hạt sen tươi và hoài sơn sống thì hai vị này đưỢc cho vào khi thịt vừa mềm, hầm cho đến khi hạt sen nở là đưỢc. Món này được dùng nóng.
Ngoài cách nâu trên, có thể nâu theo cách sau: ướp giò heo với hành + tỏi băm nhỏ + muôi + nước tương + đường, sau 1 giờ đem chiên sơ với dầu ăn sau đó đem hầm chung với nước dừa tươi và các thứ trên.
Công dụng
Món ăn này có công dụng bổ tỳ, kiện vị, an thần, tăng sức lực.
Những người yếu ốm sắc mặt xanh xao, thường kén ăn, mâl ngủ, lao lực sút cân dùng món này để bồi dưỡng.
Người lớn tuổi nên nấu và dùng theo cách thứ nhâl để bồi bô sức lực, đưỢc an thần ngủ yên không mâl giấc, máu huyết lưu thông, da dẻ hồng hào.
Kỵ
Những người thường đại tiện rát không nên dùng nhiều.
Xem thêm: Cu đất tiềm hạt sen