Đối tượng nào nên dùng cây mặt quỷ?

Cây mặt quỷ là vị thuốc được đưa vào nhiều công trình nghiên cứu của y học hiện đại. Điều này chứng tỏ, công dụng của nó đối với sức khỏe thật sự là một đề tài cần được nghiên cứu. Đối tượng nào nên dùng cây mặt quỷ? Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu trong bài viết sau.

Vị thuốc Mặt quỷ

Cây mặt quỷ là loại cây mọc hoang dưới dạng toả ra hay leo dài tới 10 – 12m. Lá hình trái xoan, dài 2 – 12cm rộng 3 – 4cm. Lá nhẵn hay có lông ở mặt dưới, gân phụ 4-6 cặp, cuống dài 1cm. Lá kèm hình tam giác, cao 2-5mm. Hoa trắng, tràng có ống có lông ở vùng cổ, thuỳ 4 thon. Ra hoa hầu như quanh năm. Quả gồm những hạch dính nhau, rộng 8 – 10mm, có bề mặt sù xì nhìn như mặt quỷ. Nhân cao 4mm, dày 2mm. Mỗi nhân có 1 hạt.

Hoa của cây mặt quỷ
Hoa của cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ phân bố tại các nước có khí hậu nhiệt đới như: Ấn Ðộ, Trung Quốc, Việt Nam, … Ở Việt Nam có thể thấy cây mặt quỷ mọc ở các bờ đất dưới chân đồi ven suối, ven rừng đồng bằng, dưới tán các cây gỗ. Cây mặt quỷ được tìm thấy ở các tỉnh như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình, ….

Rễ, lá và toàn cây được dùng làm thuốc. Rễ cây được thu vào mùa xuân, thu. Sau khi thu hái đem rửa sạch, loại bỏ rễ con, ngâm nước ấm, cắt ngắn rồi phơi khô. Bảo quản nơi khô, thoáng mát.

Xem thêm >>> Cây mặt quỷ trị ho và hạ sốt

Dược tính và tác dụng của cây mặt quỷ

Tính vị: Vị cay, ngọt, tính hơi nóng

Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, tả hoả, ích thân, cường cân cốt.

Công dụng: Trị mụn nhọt, mẩn ngứa, kiết lỵ, ghẻ lở ngoài da, tẩy giun sán.

Cây mặt quỷ có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây mặt quỷ có nhiều tác dụng chữa bệnh

Ở Hoa Kỳ, rễ được dùng như một chất xổ mạnh.

Ở Ấn Ðộ, lá phối hợp với một số chất thơm sắc nước uống dùng trị tiêu chảy và lỵ.

Ở Trung Quốc, cả cây bỏ rễ chữa sốt, ho, cầm máu, trị đau dạ dày, viêm gan cấp, ngoại thương chảy máu. Còn dùng trị Đau lưng, tê thấp.

Ở Inđônêxia dùng chữa đau bụng, tiêu chảy, bệnh về cơ quan tiết niệu. Chữa bệnh đái đường, tê phù, lao phổi, đau ngực, ho, đau gan. Chữa các vết cắn, vết đứt và các vết thương khác.

Xem thêm >>> Lưu ý khi sử dụng cây mặt quỷ

Đối tượng nào nên dùng cây mặt quỷ?

Tùy theo cơ địa mỗi người mà bài thuốc sẽ phát huy tác dụng vì vậy bạn hãy kiên trì sử dụng các bài thuốc.

Dưới đây là một số đối tượng nên sử dụng vị thuốc cây mặt quỷ:

  • Người bị đau nhức xương khớp, phong thấp, tê bì, nhức mỏi chân tay.
  • Người bị nhiễm giun sán
  • Người hay mắc bệnh lỵ.
  • Người hay bị nổi mẩn ngứa.
  • Người bị ho lâu ngày không khỏi
  • Người hay sốt cao vào buổi chiều.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ chữa bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: 10g vỏ cây xà cừ, 10g cây mặt quỷ và 15g rễ cây đinh lăng.

Thực hiện: Mang tất cả các vị thuốc trên sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ. Đun cho tới khi cạn còn 200ml. Lọc bỏ phần bã và chia nhỏ thành 2 lần dùng sau mỗi buổi trưa và bữa tối trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: 10g mỗi vị Mặt quỷ, rễ vỏ xước, vỏ xà cừ, rễ chổi sể

Thực hiện: Đem tất cả các dược liệu sắc lấy nước uống.

Rễ cây mặt quỷ
Rễ cây mặt quỷ

Cây mặt quỷ chữa bệnh mẩn ngứa

Dùng 10 – 20g lá cây mặt quỷ giã nát, đắp hoặc xoa nhẹ lên những vùng da bị mẩn ngứa. Có thể kết hợp dùng thêm nước sắc thân rễ của cây. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong 1 hoặc 2 tuần tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Hy vọng qua bài viết này sẽ phần nào giúp các bạn đọc bổ sung được những kiến thức về tác dụng chữa bệnh từ cây mặt quỷ – một vị thuốc nam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng, Xã Cao Dương, Huyện Lương Sơn, Tỉnh Hòa bình

Hotline: 0976836586

Website: https://duoclieuhoabinh.net.vn/

Lưu ý: Mọi tác dụng của dược liệu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *