Có mấy loại trà hoa cúc? Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết Trà hoa cúc là một loại thức uống làm từ hoa cúc sấy khô hoặc phơi khô. Trà hoa cúc có đặc tính đắng nhẹ và thành mát, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng khuẩn, lợi tiểu. Hãy cùng Dược Liệu Hòa Bình đi tìm hiểu trà hoa cúc có mấy loại nhé!
>Xem thêm: Uống trà hoa cúc tăng cường miễn dịch
Có mấy loại Trà hoa cúc?
Trà hoa cúc là một trong những loại trà phổ biến ở nhiều nước châu Á. Trên thế giới có khoảng hơn 40 loại cúc khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, người ta chỉ trồng phổ biến 15 loại cúc và được trồng phổ biến nhất ở Hưng Yên và Đà Lạt.
Hoa kim cúc:
Hay còn gọi là hoa cúc chi hoặc cúc tiến vua, là loại hoa cúc nhỏ, màu vàng, cánh hoa nhỏ, nhẹ, đan chặt vào nhau, thường nở từ tháng 10 -12 dương lịch.
Ở Việt Nam, hoa cúc chi được trồng nhiều ở Nghĩa Trai, Hưng Yên, SaPa và Lào Cai. Với hàm lượng dược tính cao, loại hoa này cũng được xem là một giống hoa tốt để dùng làm trà.
Hoa cúc trắng: Hay còn gọi là bạch cúc.
Hoa cúc trắng là một loài hoa quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Việt Nam. Mùa thu hoạch của cây gần như quanh năm, nhưng nhiều nhất chính là vào dịp màu đông và gần tết.
Cúc nụ kim cương:
Cúc nụ kim cương có đặc điểm giống như các loại cúc thông thường, được ví như “nữ hoàng của hoa cúc”. Cúc kim cương có thể thu hoạch làm trà khi hé nụ nhỏ hoặc nụ lớn hơn. Loại nụ nhỏ chủ yếu là đài bao quanh, chỉ có một chút màu vàng của cánh ở phía trên.
Trà cúc nụ kim cương được ưu chuộng ở nhiều nước trên thế giới. Trà cúc nụ đem lại những lợi ích về an thần, giúp ngủ ngon và hỗ trợ tiêu hóa.
Cúc đại đóa:
Lần đầu tiên người ta tìm thấy cúc đại đóa là ở Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên theo nhiều tài liệu ghi lại, người Hồng Kông đã trồng loại cây này trước công nguyên. Tương tự như các giống cúc khác, cúc đại đóa nằm trong họ cúc và cây là giống cây sống hằng năm, vòng đời ngắn, mọc thành từng bụi, mỗi bông hoa lại được tạo nên từ nhiều lớp cánh hoa nhỏ, các lớp xếp tầng với nhau theo vòng tròn xòe.
Cúc bách nhật:
Là loại cây hoa cảnh khá được ưa chuộng trong trồng làm thảm màu hay trồng viền. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đó cũng là một loại dược liệu vô cùng quý.
Và rất nhiều loại trà hoa cúc khác: như Cúc Himalaya (Cúc Ấn Độ), Cúc La Mã, Cúc Trung Quốc…
Tác dụng của trà hoa cúc
Chúng ta thường bắt gặp loại cây này ở các công viên vì đặc tính của cúc bách nhật là một cây mọc và ra hoa hàng năm, là loại cây thân thảo, mọc hàng năm, hoa hình đầu màu tím nhạt hay hồng sẫm hoặc trắng, đường kính của cụm hoa chừng 1.5-2cm. Thường ra hoa nở rộ vào mùa hạ và mùa thu. Trong dân gian, hoa được dùng làm thuốc để chữa bệnh ho gà, hen suyễn, đặc biệt chữa cao huyết áp.
Trà hoa cúc phổ biến nhất là trà hoa cúc vàng và hoa cúc trắng, để làm trà người ta hái bông hoa, mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho đến khi khô hẳn, đóng gói.V ới 100% thành phần từ thiên nhiên trà hoa cúc không chỉ là thức uống thi vị, tốt cho sức khỏe mà trà hoa cúc còn được ví như một loại thảo dược đa tác dụng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp.
Dưới đây là những tác dụng tuyệt vời của Trà hoa cúc:
Ngăn ngừa ung thư;
Tăng sức đề kháng của cơ thể;
Giảm chỉ số huyết áp, đào thải Cholesterol;
Hỗ trợ tim mạch;
Tốt cho da và mắt: Trị quầng thâm mắt, bổ mắt, ngăn ngừa đục tinh thể;
Thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ tiêu hóa;
Giảm đau bụng kinh;
Trị chứng mất ngủ, giảm căng thẳng, giảm lo âu;
Cách pha trà hoa cúc ngon
Chuẩn bị: Trước tiên bạn cần chuẩn bị nước sôi từ 90 độ trở lên. Và 1 nhúm nhỏ Trà hoa cúc.
Bật mí là bạn có thể sử dụng Trà hoa cúc với cỏ ngọt, táo đỏ, chanh, cam thảo, mật ong hoặc phối hợp cùng các loại trà thảo dược khác tùy theo khẩu vị của bạn nhé. Tham khảo các loại trà được phối hợp với nhau của Tiệm Nhà Cừu
Pha trà:
Đầu tiên, tráng bình và hoa bằng nước sôi trong 30s – 1 phút sau đó đổ bỏ nước đầu.
Trút thêm nước sôi và đợi khoảng 5 phút cho trà ngậm nước là có thể thưởng thức ngay.
Mọi thắc mắc:
CÔNG TY DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: Thôn Om Làng – Xã Cao Dương – Huyện Lương Sơn – Tỉnh Hòa Bình
SĐT: 0976 836 586
WEBSITE: DUOCLIEUHOABINH.NET.VN