Chuẩn bị vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp

Khái niệm vườn ­ươm

Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về vườn ươm, nhưng chúng ta có thể hiểu vườn ươm là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp.

Vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp
Vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp

Phân loại vư­ờn ư­ơm ở nư­ớc ta

 Vườn ươm tạm thời

– Vườn ươm tạm thời dùng để gieo ươm cây con phục vụ cho một khu vực trồng rừng có diện tích nhỏ, trong một thời gian ngắn, thường được bố trí ở gần nơi trồng rừng, sử dụng các loại vật liệu tại chỗ, rẻ tiền để thiết lập vườn ươm như: giàn khung dùng cọt tre, cây gỗ nhỏ… Vật che phủ dùng tre nứa đan, ràng ràng hoặc vật liệu nhẹ…cành lá khô ghép lại.

– Cây giống sản xuất ra thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh nơi trồng rừng, không phải vận chuyển xa, tận dụng được diện tích gieo ươm phục vụ kịp thời cho trồng rừng.

– Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm: chi phí tạo vườn ươm ít tốn kém, dễ thiết lập, gần nơi trồng rừng, tận dụng vật liệu tại chỗ tự kiếm hoặc mua rẻ tiền, cây giống thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh và phục vụ kịp thời cho trồng rừng

+ Nhược điểm: thời gian sử dụng ngắn, số lượng cây giống sản xuất ít, có thể gặp những điều kiện hoàn cảnh bất lợi như sâu bệnh, thời tiết mưa bão…

Vườn ươm tạm thời
Vườn ươm tạm thời

Vườn ươm cố định

– Vườn ươm cố định dùng để sản xuất cây giống trong thời gian dài, trên diện tích lớn, ươm nhiều loài cây với cường độ kinh doanh cao, có đủ các hạng mục xây dựng cơ bản và thiết bị chuyên dùng, thuận lợi cho việc cơ giới hóa, tự động hóa, có thể khống chế được những điều kiện hoàn cảnh bất lợi, không ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng cây giống.

Vườn ươm cố định
Vườn ươm cố định

– Ưu, nhược điểm

+ Ưu điểm: thời gian sử dụng lâu dài, các công trình trong vườn ươm hoàn toàn mang tính chất công nghiệp, sản xuất cây giống số lượng nhiều, diện tích lớn, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh cây giống

+ Nhược điểm: chi phí thiết lập vườn ươm cao, xa nơi trồng rừng, việc sử dụng trang thiết bị, máy móc và hạch toán trong thực tiễn sản xuất kinh doanh cây giống.

Kích thước luống gieo ươm nền cứng
Kích thước luống gieo ươm nền cứng

Điều kiện để xây dựng vườn ươm

 Điều kiện tự nhiên

 Khí hậu

Khu vực vườn ươm có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, chế độ mưa, lượng bốc hơi…) phù hợp với đặc tính sinh thái của một loài cây hoặc các loài cây sẽ gieo ươm. Tốt nhất nên gieo ươm và trồng rừng trên những lập địa tương tự như nơi mà loài cây sinh trưởng. Cần tránh xây dựng vườn ươm ở nơi thấp, ẩm ướt, không khí tù túng vì đó là môi trường rất thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, ảnh hưởng xấu đến cây con. Nơi đặt vườn ươm phải thông thoáng nhưng cũng phải có khả năng hạn chế được ảnh hưởng của gió to và bão.

 Địa hình

Nên xây dựng vườn ươm nơi tương đối bằng phẳng, thoát nước, dốc dưới 50 để tiện cho việc áp dụng cơ giới, chăm sóc cây con và tránh được hiện tượng xói mòn, thoái hóa đất. Ở vùng núi, nếu độ dốc quá lớn, cần làm thành bậc thang để tạo mặt bằng gieo ươm. Không nên chọn những nơi thung lũng hẹp, ít ánh sáng, những nơi cửa gió ở các thung lũng. Nếu ở gần rừng, nên chọn vị trí cánh xa rừng từ 20m trở lên.

 Hướng làm vườn ươm

Khi chọn hướng làm vườn ươm, cần căn cứ vào điều kiện khí hậu từng nơi, khả năng cung cấp nước và đặc tính của loài để xác định. Nên chọn sườn nam, có giờ chiếu sáng dài, ấm áp về mùa đông, thông thoáng trong mùa hạ.

Cần tránh xây dựng vườn ươm ở nơi bị che bóng mặt trời (cây cối, núi non, nhà cao tầng,vv…)

* Chú ý:

– Tuyệt đối không làm vườn ở những nơi hướng nắng gắt, gió mùa.

 Đất

Đất vườn ươm tốt nhất là đất cát pha đến thịt trung bình. Đất tốt, sâu, mát, kết cấu tơi xốp, thoáng khí, lượng nước chứa thích hợp và thoát nước. Đất thịt có đầy đủ các đặc điểm trên, thuận lợi cho cây con sinh trưởng tốt. Ngoài ra, đất thịt còn thuận lợi cho việc cầy bừa, hạt sau khi gieo xuống dễ nhú mầm, đồng thời khi bứng cây ít gây tổn thương cho bộ rễ.

* Chú ý:

– Tuyệt đối không làm vườn ở những nơi úng, trũng hoặc những nơi đang trồng rau màu.

Độ PH

Trong đất vườn ươm cần phù hợp với đặc tính của từng loài cây. Nói chung, nên chọn đất từ hơi chua đến gần trung tính sẽ thích hợp cho nhiều loài (pH = 3,3 – 5). Đối với các loài cây gieo ươm trong bầu thì vườn ươm phải gần nơi có thể dễ dàng lấy đất đóng bầu.

 Tình hình sâu bệnh hại

Trước khi xây dựng vườn ươm, cần tiến hành điều tra tình hình sâu bệnh hại trong khu vực dự kiến sử dụng làm vườn ươm để có biện pháp phòng trừ. Nếu có mầm mống sâu bệnh, phải tiến hành tiêu trừ ngay để tránh dịch bệnh lây lan trong quá trình gieo ươm sau này.

Điều kiện kinh doanh

 Vị trí vườn

Vườn ươm xây dựng ở trung tâm khu trồng rừng để tiện cho việc vận chuyển và cây con dễ thích nghi với điều kiện hoàn cảnh.

Ngoài ra, nên xây dựng vườn ươm ở gần khu vực dân cư, thuận lợi cho sinh hoạt hàng ngày, mua sắm vật tư và sử dụng được nhân lực tại chỗ.

Hình dạng vườn ươm nên là hình chữ nhật hoặc hình vuông để dễ quy hoạch và sử dụng cơ giới. Diện tích vườn ươm cần đủ rộng, thỏa mãn được nhu cầu sản xuất và cung ứng cây giống trong vùng trồng rừng.

 Nguồn nước

Phải chọn nơi có nguồn nước sạch, đảm bảo đủ cung cấp nước quanh năm cho vườn ươm. Nguồn nước tốt nhất là nước sông, suối hoặc nước hồ không bị ô nhiễm. Nếu nguồn nước tự nhiên khó tìm thì phải chọn nơi có điều kiện đào giếng dễ dàng, đủ nước tưới cho cây con. Không nên lập vườn ươm ở ven sông hay sát bên hồ nước, vì về mùa mưa dễ bị nước ngập hoặc mạch nước ngầm quá cao, không có lợi cho sinh trưởng của cây con.

Giao thông

Vườn ươm nên gần đường giao thông hoặc đường giao thông thuận tiện để tiện cho việc vận chuyển vật tư (hạt giống, túi bầu, đất, phân bón, thuốc phòng trừ sâu bệnh…), trang thiết bị, máy móc và cây con.

Quy hoạch v­ườn ­ươm

Khu vực sản xuất

Khu thúc mầm

Cần thiết đối với tất cả các loại vườn ươm. Trước khi gieo, hạt cần được xử lý, kích thích nẩy mầm, diệt trừ mầm mống sâu bệnh hại, để làm tăng sức nẩy mầm, cây mạ, cây con phát triển tốt, đồng đều kích cỡ. Khu thúc mầm phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Có mái che mưa, nắng;

– Đảm bảo thông thoáng gió;

– Có giá đỡ cố định;

Sau khi nứt nanh, hạt được mang gieo trên luống hoặc ươm trên khay tạo cây mầm, cây mạ rồi cấy vào bầu hoặc luống cấy.

 Khu gieo hạt

Chọn nơi đất tốt nhất, bằng phẳng, ít gió, quản lý và tưới nước thuận lợi để gieo hạt. Khi cây mạ đủ tiêu chuẩn được bứng đi cấy trên luống hoặc cấy vào bầu;

 Khu cấy cây

Là khu chính, có diện tích lớn nhất trong một vườn ươm, nhằm nuôi dưỡng cây con trong một thời gian dài trước khi đem trồng;

Hiện nay, các loại cây mầm, cây mạ khi đủ tiêu chuẩn cây cấy thường được cấy vào bầu để thuận tiện cho việc chăm sóc và trồng rừng sau này đạt tỷ lệ sống cao;

 Khu trộn đất ruột bầu

Là nơi dự trữ và trộn đất ruột bầu. Khu này cần có mái che mưa, nắng để bảo quản được đất ruột bầu, đồng thời cũng là nơi để đóng bầu và xếp vào luống để gieo hạt trực tiếp vào bầu hoặc cấy cây mầm vào bầu;

 Hệ thống bổ trợ sản xuất

Hàng rào bảo vệ

Cần xây dựng hàng rào bảo vệ xung quanh vườn ươm. Hàng rào phải chắc chắn để có thể ngăn chặn được gia súc, gia cầm… xâm nhập;

– Đối với vườn ươm tạm thời, có thể dùng tre, gỗ, cây gai để làm hàng rào

– Đối với vườn ươm cố định thì dùng cây xanh có gai (như găng, xương rồng, aga…) trồng xung quanh vườn hoặc có điều kiện xây tường bao hoặc dây thép gai có trụ bê tông chắc chắn.

Ở những nơi có gió hại cần trồng các đai rừng phòng hộ cho vườn ươm cố định. Nên chọn các loài cây mọc nhanh như: bạch đàn, keo, muồng đen…, hoặc các loài cây địa phương có bộ rễ ăn thẳng, không phải là cây trung gian của sâu bệnh hại. Đai rừng phòng hộ phải trồng cách vườn ươm từ 20m trở lên để không ảnh hưởng đến cây con.

Hệ thống đường

Cần bố trí hệ thống đường và bề rộng mặt đường đảm bảo cho xe cộ, máy móc hoạt động và sự đi lại của công nhận hoặc người lao động được thuận tiện và tiết kiệm diện tích, bao gồm:

– Đường trục chính: là đường được bố trí ở trung tâm vườn, dành cho các loại xe đi lại, vận chuyển vật tư, máy móc…Mặt đường rộng từ 6 – 8m (vườn ươm lớn), từ 3 – 4m (vườn ươm vừa và nhỏ)

– Đường phụ (đường nhánh): là đường nối liền với đường trục chính, phân chia vườn thành các khu nhỏ, dành cho xe thô sơ và người đi lại. Mặt đường rộng từ 1 – 1,2m

– Đường bao quanh: ở vườn ươm cố định cần làm đường đi xung quanh vườn, bên trong hàng rào, rộng từ 1 – 1,5m, vừa để đi lại, vận chuyển phân bón, cây giống…, vừa là vùng cách ly khu gieo ươm với môi trường xung quanh

 Hệ thống tưới tiêu

– Hệ thống tưới nước gồm có nguồn nước (ao, hồ, sông, suối, giếng), máy bơm, cống, bể chứa, mương hoặc đường ống dẫn nước.

+ Ở vườn ươm tạm thời, có thể dùng hình thức đơn giản nhất là gánh hoặc bơm nước từ nguồn nước gần nhất để tưới cho các luống cây…;

+ Tại vườn ươm cố định, cần xây một bể chứa nước chính ở nơi cao nhất trong vườn hoặc tex nước ( có thể đặt trên trụ bê tông) rồi dùng máy bơm đưa nước từ nguồn lên bể chính. Từ đó, dùng hệ thống đường ống dẫn nước tưới cho từng luống cây…;

– Hệ thống thoát nước được thiết kế và bố trí cạnh đường đi lại trong vườn dưới dạng các kênh, rãnh thoát nước, vừa dễ thi công, vừa giảm bớt khối lượng đào đắp. Kích thức các kênh, rãnh thoát nước có bề mặt rộng 50cm, đáy rộng 40cm, sâu 30cm.

Nhà kho

Để chứa dụng cụ, vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất cây con, nêm làm ở vị trí không che khuất ánh sáng mặt trời tới luống gieo ươm hoặc luống cây con.

Sơ đồ quy hoạch vườn ươm
Sơ đồ quy hoạch vườn ươm

Xem thêm: Kỹ thuật chăm sóc cây long não

Chúc bạn thành công !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *