Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu?

Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu? Là câu hỏi của khá nhiều người. Để giải đáp cấp hỏi của mọi người. Dược Liệu Hòa Bình đã tìm hiểu và nghiên cứu đưa ra những thông tin sau. Cây kim tiền thảo đối với bà con nông dân ở miền quê chắc cũng khá quen thuộc. Nó thường mọc hoang nhiều ở các vùng đồi núi Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình, Tây Ninh, Quảng Ngãi… Hiện nay đã được trồng ở một số hộ gia đình. vì cây kim tiền thảo mọc ngoài tư nhiên ngày càng ít do công dụng của nó.

Cây kim tiền thảo là gì?

Cây kim tiền thảo hay còn gọi là cây râu mèo, cấy mắt nai, mắt trâu, mắt rồng, đồng tiền… Trồng cây kim tiền thảo là nguồn thủ nhập chính của một số hộ gia đình vì nó có giá trị kinh tế cao và còn là loại dược liệu quan trọng để chữa một số bệnh như các bệnh về thận, sỏi thận, sỏi mật, bàng quang, phù thũng,  khó tiêu

Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu?
Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu?

Cây kim tiền thảo mọc ngoài tự nhiên hiện nay rất khan hiếm. Nhận thấy nhu cầu của nhiều người. Hôm nay Dược Liệu Hòa Bình mách nhỏ với các bạn quy trình trồng cây kim tiền thảo của bà con nông dân sống ở Hòa Bình.  Các bạn tham khảo nhé.

>>Xem thêm: Một số bài thuốc chữa bệnh từ kim tiền thảo

>>Xem thêm: Uống kim tiền thảo nhiều có ảnh hưởng gì không?

Quy trình trồng cây kim tiền thảo gồm những bước sau:

Bước 1. Chọn đất trồng:

Cây kim tiền thảo dễ sống không cần đòi hỏi quá khắt khe về đất đai và điều kiện khí hậu. Cây thường sống ở vùng trung du miền núi có độ cao trên dưới 300-600 m so với mặt nước biển.

Lưu ý: Không trồng cây ở nơi có khi hậu thấp giá rét quanh năm. Vùng đất bị ngập úng hoặc bí chặt. Đất kiềm mặn và không trồng ở dưới bóng che quá rậm rạp.

Bước 2. Chọn giống:

Chọn ra những hạt giống to, tròn. Vào tháng 4 – 5 khi cây đã già lúc này quả bắt đầu chín khi thấy vỏ quả có màu nâu thì thu hái. Phơi khô đập mạnh để tách vỏ, sảng sảy thật kỹ loại bỏ các tạp chất và thu lấy hạt giống.

Hạt giống sau khi thu hái về phơi ngoài nắng nhẹ rồi cho vào túi nilon buộc kín để bảo quản hạt. Thông thường bảo quản để hạt nơi khô ráo thoáng mát, chú ý hạt rất dễ bị kiến , nhện, các loại côn trùng làm hư. Vì nó có mùi thơm hấp dẫn.

Bước 3. Gieo trồng và chăm sóc:

Gieo hạt giống toàn diện theo hàng, theo lối hoặc xen canh dưới tán cây rừng thưa. Trong các vườn quả hay theo những đám lỗ trống. Hoặc tận dụng đất ở giai đoạn rừng chưa kép tán để kết hợp che phủ đất rất thích hợp.

Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu?
Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu?

Chọn đất để trồng xen theo băng ngang dốc giữa các băng cây chính. Nhằm hạn chế được dòng chảy mặt, chống xói mòn rửa trôi đất. Khoảng cách giữa các băng rộng 5-7m hoặc 10 m tùy theo quỹ đất.

Nên gieo trồng hạt giống vào vụ đông xuân. Đặc biệt là đầu mùa mưa khi đất có độ ẩm thích hợp chưa có những trận mưa quá to.

 

Mật độ gieo trồng khi cây phát triển ổn định khoảng 1000-1500 cây/ha, khoảng cách 1mx1m hoặc o,8×0,8m. Làm đất cày xới, bừa đất toàn diện, cày đất theo từng rạch sâu và rộng 5-10cm. Nơi có vùng đất xấu nên bón lót 1-1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh vật theo rạch trước khi gieo hạt xuống đất.

 

Trước khi gieo ngâm hạt vào nước ấm 40-50 độ C (tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh) trong 4 đến 5 giờ sau đó vớt hạt ra để cho ráo nước. Sau đó trộn hạt với tro bếp, cát hay đất mịn khô rồi  đem gieo thẳng xuống rạch cày. Lấp đất kín hạt khoảng cách 2-3cm, phủ lên bề mặt đất vừa gieo một lớp rơm rạ đã khử trùng. Tỉ lệ hạt gieo 1kg/ha.

 

Khoảng 1 tuần khi hạt nảy mầm ta dỡ hết rơm đã phũ trên đất gieo hạt xuống. Chú ý đề phòng kiến tha hạt vào sâu hoặc dế cắn mầm.

 

Khi cây mọc 3-4 lá thì bắt đầu tỉa và dặm thêm những chổ đất trống, điều kiện đất với mật độ ổn định. Khi cây mọc 5-  10 lá tiến hành làm cỏ xới đất vun gốc cho cây.

Bước 4. Thu hoạch chế biến và thị trường:

Trông cây kim tiền thảo rất có lợi. Chỉ trồng cây 1 lần và có thể thu hoạch nhiều vụ, nhiều năm. Thường 2-3 năm hoặc có thể nhiều hơn nếu cấy được trồng trong đất tốt có đầy đủ điều kiện phát triển.

Thu hoạch được 1-2 lần/năm vào vụ hè thu và vụ thu đông. Khi thu hoạch ta cắt toàn bộ phần cành và phần lá mọc trên mặt đất, chừa lại phần thân sát gốc dài 4-5cm để cây tiếp tục tái sinh chồi cho lần sau.

Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu?
Cây kim tiền thảo thường mọc ở đâu?

Cây sau khi thu hoạch về rửa sạch loại bỏ tạp chất lẫn lộn rồi đưa phơi khô ngoài nắng. Cho vào bao tải hoặc bao nilon bảo quản nơi khô ráo thoáng mát cách dùng dần.

CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH

Địa chỉ: Thôn Om Làng – xã Cao Dương- huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình

Hotline: 0976 836 586 – 0971 477 860 – 0964 113 196

*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy vào cơ địa của mỗi người*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *