Cây gối hạc được xem là vị thuốc thảo dược tự nhiên giúp đem đến rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Chính vì thế mà nó được người dân rất quan tâm. Để nhận biết loại cây này, chúng ta cùng đi vào bài viết dưới đây để tìm hiểu về đặc điểm cây gối hạc ngay nhé!
Giới thiệu cây gối hạc
Cây gối hạc còn có tên gọi khác là: Kim lê, bí đại, gối hạc tía, phi tử, củ đen…
Tên khoa học là: Leea rubra Blume
Họ: gốc hạc – Leeaceae
Đặc điểm cây gối hạc
Cây gối hạc là loại cây gỗ nhỏ, mọc thành từng bụi thẳng đứng và có chiều cao từ 1 – 1,5m. Thân cây phân làm nhiều nhánh, phần thân non có chứa dịch nhầy màu xanh lục, xuất hiện nhiều chấm với màu tía.
Lá cây gối hạc có hình bầu dục thuôn, thuộc dạng lá kép có chiều dài từ 4 – 10cm, chiều rộng từ 25 – 60cm. Phiến lá có hình răng cưa và gần như không có cuống lá
Rễ cây gối hạc có dạng hình củ, có màu vàng, hồng và trắng. Hoa có kích thước nhỏ, màu hồng, mọc thành từng cụm ở đầu cành
Phân bố cây gối hạc
Cây gối hạc mọc hoang ở vùng đồi núi và chủ yếu phân bố ở những quốc gia như Campuchia, Malaysia, Indonexia, Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây gối hạc chủ yếu mọc ở những khu vực có diện tích đồi núi lớn, đặc biệt là các tỉnh đồi núi phía bắc.
Bộ phận được sử dụng
Rễ cây gối hạc sẽ được sử dụng để làm dược liệu
Thu hái và chế biến
Người ta có thể thu hái rễ cây gối hạc vào mùa đông. Sau khi thu hái về mang dược liệu đi rửa thật sạch rồi mang đi phơi hoặc xấy khô để sử dụng được lâu dài.
Bảo quản
Đóng gói dược liệu vào túi nilon, để nơi khô giáo, thoáng mát, tránh để nơi ẩm ướt, dược liệu sẽ bị mốc
Tham khảo thêm: Cây đơn châu chấu hỗ trợ điều trị rắn cắn
*Lưu ý: Hiệu quả của sản phẩm còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người vì vậy mà có người dùng thấy hiệu quả có người dùng chưa được hiệu quả như mong muốn*
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY TNHH SX & TM DƯỢC LIỆU HÒA BÌNH
Địa chỉ: thôn Om Làng – xã Cao Dương – huyện Lương Sơn – Hòa Bình
Hotline: 0976.836.586